Đề ôn thi môn toán lớp 9 lên 10 (đề 20)
Bài có đáp án. Đề ôn thi môn toán lớp 9 lên 10 (đề 20). Học sinh luyện đề bằng cách tự giải đề sau đó xem đáp án có sẵn để đối chiếu và kiểm tra số điểm mình làm được. Chúng ta cùng bắt đầu.
ĐỀ THI
Bài 1: (2,0 điểm)
1. Giải phương trình $3(x-1) = 5x + 2$
2. Cho biểu thức: $A=\sqrt{x+2\sqrt{x-1}}+\sqrt{x-2\sqrt{x-1}}$ với $x\geq 1$
a. Tính giá trị biểu thức A khi $x=5$
b. Rút gọn biểu thức A khi $1\leq x\leq 2$
1. Ta có: $3(x-1)=5x+2 <=>3x-3=5x+2<=>2x=-5<=>x= -\frac{5}{2}$
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là $x= -\frac{5}{2}$
2. a. Khi $x=-5$ ta có:
$A=\sqrt{5+2\sqrt{5-1}}+\sqrt{5-2\sqrt{5-1}}=\sqrt{5+2\sqrt{4}}+\sqrt{5-2\sqrt{4}}$
$=\sqrt{5+2.2}+\sqrt{5-2.2}=\sqrt{9}+\sqrt{1}=3 +1 = 4$
Vậy khi $x=5$ thì A = 4.
b. Với $1\leq x\leq 2$ ta có:
$A=\sqrt{x+2\sqrt{x+1}}+\sqrt{x-2\sqrt{x-1}+1}=\sqrt{x-1+2\sqrt{x-1}}+\sqrt{x-1-2\sqrt{x-1}+1}$
$=\sqrt{(\sqrt{x-1}+1)^{2}}+\sqrt{(\sqrt{x-1}-1)^{2}}=\left | \sqrt{x-1}+1 \right |+\left | \sqrt{x-1}-1 \right |$
$=\sqrt{x-1}+1+1-\sqrt{x-1}$ $(1\leq x\leq 2\Rightarrow 0\leq \sqrt{x-1}\leq 1\Rightarrow \sqrt{x-1}-1\leq 0)$
$=2$
Vậy khi $1\leq x\leq 2$ thì $A = 2$
Bài 2: (1,0 điểm)
Cho phương trình: $x^{2} – 5x + m = 0$ (m là tham số)
a. Giải phương trình trên khi $m=6$
b. Tìm m để phương trình trên có hai nghiệm $x_{1};x_{2}$ thỏa mãn: $\left | x_{1}-x_{2} \right |=3$
a. Với $m=6$ ta có phương trình: $x^{2} – 5x + 6 = 0$
$ \Delta =25-4.6=1$. Suy ra phương trình có hai nghiệm: $x_{1}=3$; x_{2}=2$
b. Ta có: $ \Delta =25-4.m$
Để phương trình đã cho có hai nghiệm thì $\Delta \geq 0\Leftrightarrow m\leq \frac{25}{4}(*)$
Theo hệ thức vi-ét, ta có: $x_{1}+x_{2}=5(1);x_{1}x_{2}=m(2)$
Mặt khác theo bài ra thì $\left | x_{1}-x_{2} \right |=3$ (3).
Từ (1) và (3) suy ra: $x_{1}=4,x_{2}=1$ hoặc $x_{1}=1,x_{2}=4$ (4)
Từ (2) và (4) suy ra: $m=4$.
Bài 3: (2,0 điểm)
Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình
Khi thực hiện xây dựng trường điển hình đổi mới năm 2017, hai trường trung học cơ sở A và B có tất cả 760 học sinh đăng ký tham gia nội dung hoạt động trải nghiệm. Đến khi tổng kết, số học sinh tham gia đạt tỷ lệ 85% so với số đã đăng ký. Nếu tính riêng thì tỷ lệ học sinh tham gia của trường A và trường B lần lượt là 80% và 89,5%. Tính số học sinh ban đầu đăng ký tham gia của mỗi trường.
Gọi số học sinh trường A đăng ký hoạt động là $x$ (học sinh), $(x<760,x∈N∗)$.
Gọi số học sinh trường B đăng ký hoạt động là $y$ (học sinh), $(y<760,y∈N∗)$
Khi đó tổng số học sinh hai trường đăng kí là: $x+y=760$(1)
Số học sinh hai trường tham gia là: $760.\frac{85}{100}=646$(học sinh).
Số học sinh trường A tham gia là: $80%x=\frac{4}{5}x$ (học sinh).
Số học sinh trường B tham gia là: $89,5%y=\frac{179}{200}y$ (học sinh).
Theo đề bài ta có phương trình: $\frac{4}{5}x+\frac{179}{200}y=646$ (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix}x+y=760& & \\\frac{4}{5}x+\frac{179}{200}y= 646& & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+y=760& & \\ 160x+179y=129200& & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}160x+160y=121600& & \\ 160x+179y=129200& & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}19y=7600& & \\ x=760 -y& & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}y = 400(tm)& & \\ x= 360 (tm)& & \end{matrix}\right.$
Vậy ban đầu trường A có 360 học sinh đăng ký, trường B có 400 học sinh đăng ký.
Bài 4: (4,0 điểm)
Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính BC. Lấy điểm A trên tia đối của tia CB. Kẻ tiếp tuyến AF của nửa đường tròn (O) ( với F là tiếp điểm), tia AF cắt tiếp tuyến Bx của nửa đường tròn tại D. Biết AF =$\frac{4R}{3}$.
a. Chứng minh tứ giác OBDF nội tiếp. Định tâm I đường tròn ngoại tiếp tứ giác OBDF.
b. Tính $\cos \widehat{DAB}$ .
c. Kẻ OM ⊥ BC ( M ∈ AD) . Chứng minh : $\frac{BD}{DM}-\frac{DM}{AM}=1$ .
d. Tính diện tích phần hình tứ giác OBDM ở bên ngoài nửa đường tròn (O) theo R.
Hình vẽ:
a. Ta có : $\widehat{DBO}=90^{\circ}$ ,$\widehat{DFO}=90^{\circ}$ (t/c tiếp tuyến)
=> $\widehat{DBO}+\widehat{DFO}=180^{\circ}$
=> Tứ giác OBDF nội tiếp đường tròn. (đpcm)
=> Khi đó Tâm I của đường tròn ngoại tiếp tứ giác OBDF chính là trung điểm của OD ( IO = ID ).
b. Áp dụng địn lý Py- ta-go cho tam giác OFA vuông ở F , ta có :
$OA=\sqrt{OF^{2}+AF^{2}}=\sqrt{R^{2}+(\frac{4R}{3})^{2}}=\frac{5R}{3}$
=> $\cos \widehat{FAO}=\frac{AF}{OA}=\frac{4R}{3}:\frac{5R}{3}=0,8$
Mà $ \widehat{FAO}=\widehat{DAB}$
=> $\cos \widehat{FAO}=\cos \widehat{DAB}$
=> $\cos \widehat{DAB}=0,8$ .
c. Ta có : OM // BD ($\perp BC$ )
=> $ \widehat{MOD}=\widehat{BDO}$ ( so le trong )
$ \widehat{ODM}=\widehat{BDO}$ ( t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau )
=> $ \widehat{MDO}=\widehat{MOD}$
Vậy tam giác MOD cân tại M => MD = MO .
Áp dụng hệ quả định lí Talet cho tam giác ABD , ta có :
$\frac{BD}{OM}=\frac{AD}{AM}<=> \frac{BD}{DM}=\frac{AD}{AM}$
<=> $ \frac{BD}{DM}=\frac{AM+DM}{AM}1+\frac{DM}{AM}$
<=> $ \frac{BD}{DM}-\frac{DM}{AM}=1$ (đpcm) .
d.
+ Áp dụng hệ thức lượng cho tam giác OAM vuông ở O có OF ⊥ AM ta được:
$OF^{2}=MF.AF<=> R^{2}=MF.\frac{4R}{3}=> MF=\frac{3R}{4}$
+ Áp dụng định lí pi ta go cho tam giác MFO vuông tại F ta được:
$OM=\sqrt{OF^{2}+MF^{2}}=\sqrt{R^{2}+(\frac{3R}{3})^{2}}=\frac{5R}{4}$
+ Vì OM // BD => $\frac{OM}{BD}=\frac{AO}{AB}$
<=> $BD=\frac{OM.AB}{OA}=\frac{5R}{4}(\frac{5R}{3}+R):\frac{5R}{3}=2R$
Gọi S là diện tích phần hình tứ giác OBDM ở bên ngoài nửa đường tròn (O) .
S1 là diện tích hình thang OBDM; S2 là diện tích hình quạt góc ở tâm $\widehat{BON}=90^{\circ}$
Ta có : S = S1 - S2
+ S1 = $\frac{1}{2}(OM+BD).OB=\frac{1}{2}(\frac{5R}{4}+2R).R=\frac{13R^{2}}{8}$ (đvdt)
+ S2 = $\frac{\Pi R^{2}.90^{\circ}}{360^{\circ}}=\frac{\Pi R^{2}}{4}$ (đvdt)
=> S = S1 - S2 = $\frac{13R^{2}}{8}-\frac{\Pi R^{2}}{4}=\frac{R^{2}}{8}(13-2\Pi )$ (đvdt)
Vậy diện tích phần hình tứ giác OBDM ở bên ngoài nửa đường tròn (O) theo R là $S=\frac{R^{2}}{8}(13-2\Pi )$ .
Bài 5: (1,0 điểm)
Cho phương trình: $x ^{2}– (3m – 1)x + 2m^{2} – m = 0$ ( m là tham số )
Tìm các giá trị m để phương trình có hai nghiệm $x_{1},x_{2}$ phân biệt thỏa mãn $|x_{1}-x_{2}|=2$
Ta có : $\Delta = (m – 1) ^{2} \geq 0 \forall m$
Để phương trình có hai nghiệm x1, x2 phân biệt <=> $\Delta > 0 <=>m-1\neq 0<=> m\neq 1$
Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có: $\left\{\begin{matrix}x_{1} +x_{2}=3m-1& \\ x_{1} .x_{2}=2m^{2}-m & \end{matrix}\right.$
Mà $|x_{1}-x_{2}|=2$ <=> $(\mid x_{1}-x_{2}\mid )^{2}=2^{2}$
<=> $x_{1}^{2}-2x_{1}x_{2}+x_{2}^{2}=4$
<=> $(x_{1}+x_{2})^{2}-4x_{1}x_{2}=4$
<=> $(3m-1)^{2}-4(2m^{2}-m)=4$
<=> $\left\{\begin{matrix}m=-1 & \\ m=3 & \end{matrix}\right.$ (thỏa mãn )
Vậy $\left\{\begin{matrix}m=-1 & \\ m=3 & \end{matrix}\right.$ thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt .