Wave

Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 7 Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 7 Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: X, Y, Z và W đều là các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn. Vị trí tương đối của chúng trong bảng tuần hoàn được thể hiện trong hình vẽ.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Bán kính nguyên tử: W > Z > Y >X.
  • B. Độ âm điện của nguyên tố X lớn hơn nguyên tố Y.
  • C. Hydroxide tương tứng của W có tính acid mạnh hơn hydroxide tương tứng của Z.
  • D. Tính phi kim của nguyên tố Y lớn hơn nguyên tố Z.

Câu 2: Ba nguyên tử có các electron trên các lớp electron lần lượt là X (2, 8, 5); Y (2, 8, 6); Z (2, 8,7). Dãy nào được xếp theo thứ tự giảm dần tính acid?

  • A. H2YO4 > HZO4 > H3XO4.
  • B. HZO4 > H2YO4 > H3XO4.
  • C. H2ZO4 > H2YO4 > HXO4.
  • D. H3XO4 > H2YO4 > HZO4.

Câu 3: Khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì khẳng định nào đúng khi nói về sự thay đổi tính chất trong chu kì 3?

  • A. Tính acid của các oxide cao nhất giảm dần.
  • B. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
  • C. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
  • D. Tính base của các hydroxide giảm dần.

Câu 4: Cho 3 nguyên tố: X( Z = 11), Y( Z = 12), T( Z = 19) có hydroxide tương ứng là X1, Y1, T1. Chiều giảm tính bazơ các hydroxide này lần lượt là

  • A. X1, Y1, T1.
  • B. T1, X1, Y1.
  • C. Y1, X1, T1.
  • D. T1, Y1, X1.

Câu 5: Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

  • A. Li.
  • B. Na.
  • C. Be.
  • D. K. 

Câu 6: Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ âm điệncủa các nguyên tố Mg, Al, B và C là

  • A. B < Mg < Al < C
  • B. Mg < Al < B < C
  • C. Mg < B < Al < C
  • D. Al < B < Mg < C

Câu 7: Hydroxide nào có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết

hợp chất này được sử dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong.

  • A. Strontium hydroxide.
  • B. Barium hydroxide.
  • C. Calcium hydroxide.
  • D. Magnesium hydroxide.

Câu 8: Trong các acid dưới đây, acid nào mạnh nhất ?

  • A. H3PO4.
  • B. H2SO4.
  • C. H2SiO3.
  • D. HClO4.

Câu 9: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  • A. chu kì 3, nhóm VIIA.
  • B. chu kì 4, nhóm IIA.
  • C. chu kì 3, nhóm VIIIA.
  • D. chu kì 4, nhóm IA.

Câu 10: Khoảng cách trung bình giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng được gọi là

  • A. Khối lượng nguyên tử.
  • B. Số nguyên tử.
  • C. Bán kính nguyên tử.
  • D. Độ âm điện.

Câu 11: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải như sau:

  • A. Li, Na, Rb, K, Cs.
  • B. Li, Na, K, Rb, Cs.
  • C. K, Rb, Cs, Li, Na.
  • D. Cs, Rb, K, Na, Li. 

Câu 12: Khẳng định nào đúngkhi nói về bán kính nguyên tử?

  • A. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần.
  • B. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần.
  • C. Trong một chu kì, số lớp electron giữ nguyên, điện tích hạt nhân tăng dần làm tăng lực hút, dẫn tới bán kính nguyên tử giảm dần.
  • D. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.

Câu 13: Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử

  • A. Tăng.
  • B. Không có quy luật.
  • C. Giảm.
  • D. Không đổi.

Câu 14: Anion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

  • A. Chu kì 3, nhóm VIIA.
  • B. Chu kì 3, nhóm VIA.
  • C. Chu kì 4, nhóm IIA.
  • D. Chu kì 4, nhóm IA.

Câu 15: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, giá trị nào dưới đây không thay đổi?

  • A. Năng lượng ion hóa.
  • B. Điện tích hạt nhân.
  • C. Độ âm điện
  • D. Số electron lớp ngoài cùng. 

Câu 16: So sánh tính kim loại của Na, Mg, Al

  • A. Mg > Al > Na.
  • B. Al > Mg > Na.
  • C. Mg > Na > Al.
  • D. Na > Mg > Al.

Câu 17: Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Tính bazơ của các hydroxide  được xếp theo thứ tự:

  • A. KOH < NaOH < Mg(OH)2 < Be(OH)2.
  • B. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH.
  • C. Be(OH)2 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH.
  • D. Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH < KOH. 

Câu 18: Cho các nguyên tố 9F, 14Si, 16S, 17Cl. Chiều giảm dần tính phi kim của chúng là

  • A. F > Cl > S > Si.
  • B. Si > S > F > Cl.
  • C. F > Cl > Si > S.
  • D. Si > S > Cl > F.

Câu 19. Trong các hydroxide sau đây, hydroxide  nào mạnh nhất?

  • A. Be(OH)2.
  • B. Al(OH)3.
  • C. NaOH.
  • D. Mg(OH)2

Câu 20. Bán kính của các nguyên tử 12Mg, 19K và 17Cl giảm dần theo thứ tự là

  • A. K > Cl > Mg
  • B. Mg > K > Cl
  • C. Cl > K > Mg
  • D. K > Mg > Cl