Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 6 Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 6 Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Rubidium là một nguyên tố thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn với nguyên tố lithium và sodium. Khẳng định nào đúng về tính chất của Rubidium?
- A. Rubidium có nhiệt độ nóng chảy cao và phản ứng mạnh với nước.
B. Rubidium có nhiệt độ nóng chảy thấp và phản ứng mạnh với nước.
- C. Rubidium có nhiệt độ nóng chảy thấp và phản ứng chậm với nước.
- D. Rubidium có nhiệt độ nóng chảy cao và phản ứng chậm với nước.
Câu 2: Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16, nguyên tử Sulfur có bao nhiêu electron hóa trị?
- A. 16.
B. 6.
- C. 8.
- D. 4.
Câu 3: Oxygen có số hiệu nguyên tử là 8, nguyên tử Oxygen thuộc chu kì
- A. 3.
B. 2.
- C. 4.
- D. 1.
Câu 4: Cho số hiệu nguyên tử của Li = 3, O = 8, Na = 11, Mg = 12, P =15, S = 16, Cl = 17, Ar = 18. , Fe = 26, Dãy chứa các nguyên tố thuộc khối nguyên tố p là
- A. Na, Li, Mg.
- B. Fe, Ar, Cl.
- C. Li, O, Ar.
D. O, S, P.
Câu 5:Các nguyên tố của một chu kỳ được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn hiện đại, từ trái sang phải?
- A. Theo thứ tự khối lượng nguyên tử giảm dần.
B. Theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử.
- C. Theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần.
- D. Theo sự tăng dần bán kính nguyên tử.
Câu 6. Quan sát hình ảnh ô nguyên tố của sulfur, số electron lớp ngoài cùng của Sulfur là
- A. 16e
B. 6e
- C. 4e
- D. 3e
Câu 7: Tổ chức IUPAC đề xuất ký hiệu Ds cho nguyên tố Darmstadtium - có số hiệu nguyên tử là 110 để vinh danh nơi phát hiện ra nguyên tố (Darmstadt, Đức). Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết: Phát biểu nào sau đây về Darmstadtium không đúng?
- A. Ds thuộc ô số 110 trong bảng tuần hoàn.
- B. Ds thuộc khối nguyên tố p.
C. Số khối của nguyên tử Ds là 110.
- D. Ds thuộc chu kì 7 của bảng tuần hoàn.
Câu 8: Nguyên tố nào sau đây thuộc khối nguyên tố d?
- A. 18Ar.
- B. 20Ca.
C. 24Cr.
- D. 19K.
Câu 9: Hàng ngang trong Bảng tuần hoàn được gọi là gì?
A. Chu kỳ
- B. Kim loại
- C. Các nhóm
- D. Kim loại kiềm
Câu 10: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử R ở trạng thái cơ bản là ns2 np1. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Công thức oxide cao nhất của R có dạng R2O3.
- B. R nằm ở nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.
- C. R thuộc khối nguyên tố p.
D. Hydroxide tương ứng là HXO3.
Câu 11: Các nguyên tố trong cùng chu kỳ
A. Có cùng số lớp electron.
- B. Có tính chất hóa học tương tự nhau.
- C. Có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của chúng.
- D. Có cùng số điện tích hạt nhân.
Câu 12: Trong bảng tuần hoàn, khối nguyên tố d nằm ở vị trí nào?
- A. Bên trái bảng tuần hoàn.
B. Ở giữa bảng tuần hoàn.
- C. Nằm xen kẽ, không có quy luật.
- D. Bên phải bảng tuần hoàn.
Câu 13: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
- A. Mayer đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử.
- B. Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử.
C. Bảng tuần hoàn hiện đại được xây dựng bằng cách xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử các nguyên tố.
- D. Bảng tuần hoàn của Mayer được công bố trước thời điểm Mendeleev công bố bảng tuần hoàn của ông.
Câu 14: Câu nào mô tả đúng những thay đổi mà Mendeleev đã thực hiện trong sự phát triển của bảng tuần hoàn?
- A. Ông đã sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự số hiệu nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự nhau và để lại khoảng trống cho các nguyên tố đã khám phá ra.
- B. Ông đã sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự khối lượng nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất khác nhau và để lại khoảng trống cho các nguyên tố chưa được khám phá.
C. Ông sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự khối lượng nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự và để lại khoảng trống cho các nguyên tố chưa được khám phá.
- D. Ông đã sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự số hiệu nguyên tử, hoán đổi một số nguyên tố để các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất tương tự và để lại khoảng trống cho các nguyên tố chưa được khám phá.
Câu 15: Aluminium được dùng để tạo thành vỏ máy bay do độ bền chắc và mỏng nhẹ, được dùng để sản xuất các thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các đường dây tải điện, các loại cửa,… Aluminium Z = 13) là
- A. nguyên tố s.
B. nguyên tố p.
- C. nguyên tố d.
- D. nguyên tố f.
Câu 16: Tại sao các nguyên tố Fluorine, Chlorine và Iodine lại được xếp vào cùng một nhóm của Bảng tuần hoàn?
- A. Fluorine, Chlorine và Iodine đều dễ dàng phản ứng với oxygen.
- B. Fluorine, Chlorine và Iodine có cùng số lớp electron.
C. Fluorine, Chlorine và Iodine có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng.
- D. Fluorine, Chlorine và Iodine đều là kim loại.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố:
- A. được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- B. có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
- C. có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng được xếp thành một cột.
D. được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 - 18 nguyên tố.
Câu 18: Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là
- A. 8.
- B. 18.
C. 7.
- D. 16.
Câu 19: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
- A. 3 và 3.
- B. 4 và 3.
C. 3 và 4.
- D. 4 và 4.
Câu 20: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn:
- A. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18.
- B. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 19 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 36.
C. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 10.
- D. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 19.