Wave

Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 3 Nguyên tố hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 3 Nguyên tố hóa học - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, 10 neutron hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là

  • A. 9.
  • B. 19.
  • C. 28.
  • D. 18.

Câu 2: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 34. Biết số neutron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của nguyên tử X là

  • A. 35.
  • B. 23.
  • C. 11.
  • D. 46.

Câu 3: Theo Viện Thiên văn học 20Ne và 22Ne là một trong những chất khí tạo nên mặt trời. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A. 20 Ne và 22 Ne là đồng vị của nhau.

    B. 20 Ne và 22 Ne có cùng tổng số hạt trong hạt nhân.

    C. 20 Ne và 22 Ne có cùng khối lượng.

    D. 20 Ne và 22 Ne có cùng số neutron.

Câu 4: Bảng sau chứa thông tin về ba nguyên tử (A), (B) và (C) thuộc về hai nguyên tố hóa học X và Y. Trong thực tế, nguyên tố X có hai đồng vị mX, nX (m > n), nguyên tử khối trung bình là 63,6.

Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử A là đồng vị nX.

(2) Nguyên tử (B) và (C) có cùng số electron.

(3) Trong tự nhiên, đồng vị mX chiếm 30% số lượng nguyên tử.

(4) Trong 2,544 gam đơn chất của X, đồng vị nX chiếm 65,33 % khối lượng.

Số phát biểu đúng là?

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 3.

Câu 5: Trong tự nhiên Chlorine có hai đồng vị bền: 37Clchiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35Cl. Thành phần % theo khối lượng của 37Cl trong HClO4

  • A. 8,92%.
  • B. 8,79%.
  • C. 8,43%.
  • D. 8,56%.

Câu 6: Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt neutron là 28?

  • A. $_{11}^{23}\textrm{Na}$.
  • B. $_{26}^{54}\textrm{Fe}$.
  • C. $_{15}^{32}\textrm{P}$.
  • D. $_{19}^{39}\textrm{K}$.

Câu 7: Một nguyên tử có 29 proton, 36 neutron và 29 electron. Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử có giá trị:

  • A. Số hiệu nguyên tử = 36, số khối = 65.
  • B. Số hiệu nguyên tử = 16, số khối = 36.
  • C. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 65.
  • D. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 36.

Câu 8: Cho các cặp nguyên tử sau. Đáp án nào chứa cặp đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?

  • A. Nguyên tử A: 13 proton, 13 neutron và 12 electron. Nguyên tử B: 14 proton, 12 neutron và 13 electron.
  • B. Nguyên tử A: 13 proton, 12 neutron và 12 electron. Nguyên tử B: 12 proton, 12 neutron và 12 electron.
  • C. Nguyên tử A: 12 proton, 12 neutron và 12 electron. Nguyên tử B: 12 proton, 13 neutron và 12 electron.
  • D. Nguyên tử A: 12 proton, 12 neutron và 12 electron. Nguyên tử B: 12 proton, 12 neutron và 13 electron.

Câu 9: Trong tự nhiên Magnesium có 3 đồng vị bền 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg. Nguyên tử khối trung bình của Magnesium là

  • A. 24,89.
  • B. 24,11.
  • C. 24,32.
  • D. 24,00.

Câu 10: Oxygen có ba đồng vị bền là $_{8}^{16}\textrm{O}$, $_{8}^{17}\textrm{O}$, $_{8}^{18}\textrm{O}$. Nitrogen có hai đồng vị bền là $_{7}^{14}\textrm{N}$, $_{7}^{15}\textrm{N}$. Có thể có bao nhiêu loại phân tử khí Nitrogen dioxide được tạo thành từ hai nguyên tố Nitrogen và Oxygen nói trên.

  • A. 10.
  • B. 9.
  • C. 12.
  • D. 6.

Câu 11: Nhận định nào đúng khi nói về nguyên tử Carbon-12 và Carbon-14?

  • A. Chúng có số khối giống nhau.
  • B. Chúng có số electron khác nhau.
  • C. Chúng có số proton khác nhau.
  • D. Chúng có số neutron khác nhau.

Câu 12: Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton và 9 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là

  • A. $_{9}^{8}\textrm{X}$.
  • B. $_{8}^{17}\textrm{X}$.
  • C. $_{17}^{8}\textrm{X}$.
  • D. $_{8}^{9}\textrm{X}$.

Câu 13: tử X có tổng các loại hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt mang điện gấp 1,889 lần số hạt không mang điện. Nhận định sai là

  • A. X có 18 hạt không mang điện.
  • B. Số hạt mang điện của X là 35.
  • C. X có 17 electron ở lớp vỏ.
  • D. Số khối của X là 35. 

Câu 14: Nguyên tố X có ba đồng vị bền, thông tin về phần trăm số lượng nguyên tử tương ứng của từng đồng vị được cho trong bảng sau:

Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là

  • A. 24,15.
  • B. 24,00.
  • C. 24,32.
  • D. 24,50. 

Câu 15: Nguyên tử X có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của X là

  • A. $_{12}^{25}\textrm{X}$.
  • B. $_{24}^{12}\textrm{X}$.
  • C. $_{25}^{12}\textrm{X}$.
  • D. $_{12}^{24}\textrm{X}$.

Câu 16: Theo dự đoán của các nhà khoa học, việc khai thác được hàng triệu tấn $_{2}^{3}\textrm{He}$.trong đất của mặt trăng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân không tạo ra chất thải nguy hại. Thực tế, trênTrái đất, Heli tồn tại chủ yếu ở dạng $_{2}^{4}\textrm{He}$ Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Hạt nhân $_{2}^{3}\textrm{He}$ chứa 3 neutron.
  • B. $_{2}^{3}\textrm{He}$ và $_{2}^{4}\textrm{He}$ là đồng vị của nhau.
  • C. Hạt nhân của $_{2}^{4}\textrm{He}$ chứa 4 proton .
  • D. Số electron lớp ngoài cùng của $_{2}^{4}\textrm{He}$ là 2 nên Helium là kim loại.

Câu 17: Cho các nguyên tử sau: $_{7}^{14}\textrm{A}$, $_{8}^{16}\textrm{B}$, $_{10}^{20}\textrm{C}$, $_{7}^{15}\textrm{D}$, $_{8}^{18}\textrm{E}$, $_{11}^{23}\textrm{F}$. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

  • A. B và E, C và F.
  • B. A và C, B và D.
  • C. A và B, C và D.
  • D. A và D, B và E.

Câu 18: Trong tự nhiên, nguyên tử Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Tại sao nguyên tử khối tương đối của Chlorine thường được sử dụng là 35,5?

  • A. Lấy giá trị ngẫu nhiên.
  • B. Đây là giá trị trung bình cộng số khối của hai đồng vị.
  • C. Nó là khối lượng trung bình của các đồng vị.
  • D. Đây là giá trị nguyên tử khối trung bình của hai đồng vị.

Câu 19: Tai nạn hạt nhân tại Nhật Bản đã sinh ra một lượng rất nhỏ 131I, sự có mặt của 131I trong không khí có thể gây ung thư tuyến giáp khi con người tiếp xúc với nó; vậy nhưng khác với 131I, 127I lại là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người với vai trò ngăn chặn sự hấp thụ phóng xạ 131I của tuyến giáp. Ngoài ra người sử dụng đủ hàm lượng 127I có tác dụng ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Khẳng định nào sau đây là sai ?

  • A.    131I và 127 I là đồng vị của nhau.
  • B. 131I và 127 I có cùng số proton.
  • C.  131I và 127 I là hai nguyên tố hóa học khác nhau.
  • D. Dùng muối I ốt hàng ngày không có tác dụng ngăn ngừa bức xạ i-ốt.

Câu 20: Trong tự nhiên, Iridium có hai đồng vị bền có số khối lần lượt là 191 và 193. Nguyên tử khối trung bình của Iridium là 192,22. Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị là

  • A. 39 : 61     
  • B. 60 : 39                    
  • C. 1 : 1                        
  • D. 39 : 11