Wave

Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 13 Phản ứng oxi hóa – khử

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 13 Phản ứng oxi hóa – khử - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + b) bằng

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Quá trình oxi hoá là

  • A. Quá trình nhường electron.
  • B. Quá trình giảm số oxi hoá.
  • C. Quá trình tăng electron.
  • D. Quá trình nhận electron.

Câu 3: Cho quá trình Fe2+  →  Fe3++ 1e, đây là quá trình

  • A. Oxi hóa.
  • B. Tự oxi hóa – khử.
  • C. Nhận proton.
  • D. Khử. 

Câu 4: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là

  • A. +4; 0; +4; -2.
  • B. +4; 0; +6; -2.
  • C. +6; +8; +6; -2.
  • D. +4; -8; +6; -2. 

Câu 5: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

  • A. Số proton.
  • B. Số oxi hóa.
  • C. Số mol.
  • D. Số khối.

Câu 6: Chất oxi hoá còn gọi là

  • A. Chất bị khử.
  • B. Chất có tính khử.
  • C. Chất bị oxi hoá.
  • D. Chất đi khử. 

Câu 7: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

  • A. 5.
  • B. 8.
  • C. 7.
  • D. 6.

Câu 8: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitrogen lần lượt là

  • A. – 4 và +6.
  • B. +1 và +1.
  • C. -3 và +5.
  • D. -3 và +6. 

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
  • B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất tham gia.
  • C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
  • D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của ít nhất một nguyên tố. 

Câu 10: Nếu 6,30 mol khí được tạo thành từ phản ứng trên thì cần bao nhiêu mol O2 tham gia phản ứng?

  • A. 2,1 mol.
  • B. 1,05 mol.
  • C. 4,2 mol.
  • D. 6,3 mol.

Câu 11: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ →   NO + 2H2O, đây là quá trình

  • A. Tự oxi hóa – khử.
  • B. Khử.
  • C. Oxi hóa.
  • D. Nhận proton. 

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Số oxi hoá của nguyên tố oxygen trong các hợp chất luôn bằng -2.
  • B. Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.
  • C. Số oxi hoá của nguyên tử hydrogen trong các hợp chất luôn bằng +1.
  • D. Chỉ các nguyên tử trong các đơn chất mới có số oxi hoá bằng 0. 

Câu 13: Số oxi hóa của S trong SO2

  • A. -1.
  • B. +4.
  • C. +6.
  • D. +2.

Câu 14: Sơ đồ chuyển hoá: S → FeS → H2S → H2SO→ SO2 → S Có ít nhất bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 2. 

Câu 15: Để hòa tan 28,8 gam CuS thì thể tích (ml) dung dịch HNO3 16 M cần dùng là

  • A. 80.
  • B. 800.
  • C. 50.
  • D. 500. 

Câu 16: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hóa-khử ?

  • A. 2Al + 2NaOH + 2H2O →  2NaAlO2 + 3H2­.
  • B. MgCO3 + 2HNO3  → Mg(NO3)2 + CO2­ + H2O.
  • C. Zn + 2Fe(NO3)3   → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
  • D. Fe  + H2SO4  →  FeSO4 + H2­.

Câu 17: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vậy trong các phản ứng oxi hoá khử, ion X2- có khả năng thể hiện

  • A. Tính base.
  • B. Tính oxi hoá.
  • C. Tính khử.
  • D. Tính acid.

Câu 18: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?

  • A. Cu(OH)2 + 2HCl →  CuCl2 + 2H2O.
  • B. 3Mg + 4H2SO4 →  3MgSO4 + S + 4H2O.
  • C. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
  • D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ¯ + 2HCl.

Câu 19: Chất khử còn gọi là

  • A. Chất đi oxi hoá.
  • B. Chất bị oxi hoá.
  • C. Chất bị khử.
  • D. Chất có tính khử.

Câu 20: Chất khử là chất

  • A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
  • B. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
  • C. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
  • D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.