Trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều bài 1 Nhập môn hóa học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 1 Nhập môn hóa học - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chất nào sau đây được coi là nhiên liệu của tương lai?
- A. Chlorine (Cl2).
B. Hydrogen (H2).
- C. Oxygen (O2).
- D. Nitrogen (N2).
Câu 2:Đối tượng nghiên cứu của hóa học là
- A. khí quyển và sự biến đổi khí hậu.
- B. sự đa dạng của thực vật và thực vật.
- C. sự phát triển của sinh vật.
D. chất và sự biến đổi của chất.
Câu 3:Chất nào sau đây thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư?
A. Cisplatin [Pt(NH3)2Cl2].
- B. Sodium bicarbonate (NaHCO3).
- C. Hydrochloric acid (HCl).
- D. Sodium hydrogen sulfite (NaHSO3).
Câu 4:Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?
- A. Cellulose, Zinc (kẽm), Gold (vàng).
- B. Bút chì, thước kẻ, tập, sách.
- C. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.
D. Nước biển, ao, hồ, suối.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kim cương, than chì và than đá?
- A. Có cấu tạo khác nhau.
- B. Đều tạo nên từ những nguyên tử carbon.
C. Tính chất vật lí giống nhau nhưng một số tính chất hóa học khác nhau.
- D. Một số tính chất vật lí và tính chất hóa học khác khau.
Câu 6: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?
- A. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất.
- B. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng.
- C. Bàn ghế, đường kính, vải may áo.
D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang.
Câu 7: Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?
- A. Fe,NO2, H2O
B. Mg, K, S, C, N2
- C. Cu(NO3)2, KCl, HCl
- D. Fe(NO3), NO, C, S
Câu 8: Khí thải chứa SO2, SO3, NO2, … cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe3+, Cu2+, … ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua
- A. NaCl.
B. Ca(OH)2.
- C. K2SO4.
- D. NaOH.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của hóa học trong đời sống?
- A. Trong lĩnh vựa mĩ phẩm, hóa học giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn.
B. Hóa học giúp nghiên cứu và tìm ra giống cây trồng tốt.
- C. Hóa học cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm và chất tẩy rửa.
- D. Hóa học giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc tính hơn cũng như rẻ tiền hơn.
Câu 10: Vật thể tự nhiên là
- A. nồi cơm điện.
- B. hộp bút.
- C. máy điện thoại.
D. mặt trời.
Câu 11: Có các chất được biểu diễn bằng các công thức hóa học sau: O2, Zn,CO2, CaCO3, Br2,H2, CuO, Cl2. Số các đơn chất và hợp chất trong các chất trên là:
A. 3 hợp chất và 5 đơn chất.
- B. 5 hợp chất và 3 đơn chất.
- C. 4 hợp chất và 4 đơn chất.
- D. 6 hợp chất và 2 đơn chất.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất hóa học của chất.
- B. Cấu tạo của chất chỉ quyết định tính tan của chất.
C. Cấu tạo của chất quyết định đến tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.
- D. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất vật lí của chất.
Câu 13: Hiểu biết hóa học về vấn đề nào dưới đây giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai?
- A. Môi trường.
- B. Mĩ phẩm.
- C. Hóa chất.
D. Năng lượng.
Câu 14: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:
- A. Bột than và bột sắt.
- B. Giấm và rượu
C. Cát và muối.
- D. Đường và muối.
Câu 15: Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho
- A. phần vỏ của các loại bóng đèn.
B. phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ.
- C. sản xuất băng dính chịu nhiệt.
- D. sản xuất đồ gia dụng.
Câu 16: Cho các nội dung sau:
(1) Nắm vững nội dung chính của các vấn đề hóa học.
(2) Tìm hiểu tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn hóa học.
(3) Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
Để học tốt môn hóa học, cần áp dụng nội dung nào ở trên?
- A. (1), (2).
- B. (3).
- C. (1).
D. (1), (2), (3).
Câu 17: Khi đốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxygen tạo thành một chất khí có mùi hắc gọi là khí Sulfur dioxide. Hỏi: khí Sulfur dioxide do những nguyên tố nào cấu tạo nên? Khí sunfurơ là đơn chất hay hợp chất?
A. Do nguyên tố S và O tạo nên; khí Sulfur dioxide là hợp chất.
- B. Do nguyên tố S tạo nên; khí Sulfur dioxide là đơn chất.
- C. Do nguyên tố S tạo nên; khí Sulfur dioxide là hợp chất.
- D. Do nguyên tố S và O tạo nên; khí Sulfur dioxide là đơn chất.
Câu 18: Đơn chất là chất được tạo nên từ
- A. một nguyên tử.
B. một nguyên tố hóa học.
- C. một phân tử.
- D. một chất.
Câu 19: Cho những hiện tượng sau:
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do phosphine (PH3) cháy trong không khí.
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch acid bị đổi thành màu đỏ.
5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Những hiện tượng vật lí là
A. 1, 2.
- B. 2, 4.
- C. 4, 5.
- D. 2, 3.
Câu 20: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
- A. Dùng phễu chiết
- B. Lọc
C. Chưng cất phân đoạn
- D. Đốt