Giải SBT toán 7 Chân trời Bài tập cuối chương 3
Toàn bộ câu hỏi đều được chúng tôi giải đáp chi tiết và trình bày mục lục theo từng bài học trong SGK Toán lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo cả kì 1 và kì 2. Do đó, các em học sinh có thể dễ dàng tra cứu, tham khảo cách làm và nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Song song với đó Giaibaitapsgk cũng cung cấp 5 bài ôn tập Toán lớp 7 cuối năm giúp các em củng cố kiến thức và chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới.
Hướng dẫn giải Bài tập cuối chương 3 trang 64 SBT toán 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
BÀI TẬP
Bài 1. Điền vào chỗ chấm. Hình hộp chữ nhật (hình lập phương) có:
... cạnh; ... mặt; ... đỉnh; ... đường chéo; mỗi đỉnh có ... góc.
Hình hộp chữ nhật (hình lập phương) có:
12 cạnh; 6 mặt; 8 đỉnh; 4 đường chéo; mỗi đỉnh có 3 góc.
Bài 2. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH.
a) Hãy nêu các mặt chứa cạnh EF.
b) Cạnh GH bằng các cạnh nào?
c) Vẽ đường chéo xuất phát từ đỉnh E, G.
a) Mặt chứa cạnh EF: mặt ABFE, mặt EFGH.
b) GH = EF = AB = CD.
c) Đoạn thẳng nối EG.
Bài 3. Bạn Nam dự định dùng thanh sắt cắt ra để làm một cái khung hình lập phương cạnh 30 cm. Hỏi thanh sắt dài 3.5 m có đủ để làm cái khung không?
Độ dài tất cả các cạnh: 12 x 30 = 360 (cm); 360 cm = 3.6 m.
Vậy thanh sắt không đủ dài để làm khung.
Bài 4. Người ta cần làm một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có kích thước 2 cm, 3 cm và 5 cm.
a) Hãy chỉ ra cách cắt tấm bìa để gấp thành hình hộp trên
b) Hãy tính diện tích của tấm bìa sau khi cắt trong mỗi trường hợp.
a)
b) Diện tích tấm bìa sau khi cắt ở cả hai trường hợp đều bằng nhau:
S = 2 x (2 x 3 + 2 x 5 + 3 x 5) = 62 (cm$^{2}$)
Bài 5. Từ một tấm bìa hình chữ nhật, hãy chỉ ra hai cách cắt và gấp để tạo thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 2 cm.
Cắt hai tấm bìa như Hình 2 và gấp theo đường nét đứt.
Bài 6. Trong bốn tấm bìa dưới đây, tấm nào không thể gấp thành hình lăng trụ đứng tam giác?
Tấm bìa 1c
Bài 7. Một khối kim loại có dạng hình lăng trụ đứng đáy tam giác vuông có kích thước hai cạnh gốc vuông là 3 cm, 4 cm, cạnh huyền 5 cm. Người ta khoét một lỗ hình lăng trụ đứng đáy tam giác vuông hai cạnh góc vuông có kích thước là 2 cm, 1.5 cm cạnh huyền 2.5 cm (Hình 2). Tính thể tích khối kim loại đó (không tính cái lỗ).
Thể tích của khối kim loại (bao gồm cái lỗ) : V = (4 x$ \frac{3}{2}$) x 4.5 = 27 (m$^{3}$)
Thể tích của cái lỗ: v = (2 x $\frac{1.5}{2}$) x 4.5 = 6.75(m$^{3}$)
Thể tích của riêng khối kim loại: 27 - 6.75 = 20.25 (m$^{3}$)
Bài 8.Gạch đặc nung (Hình 3) là loại gạch được làm bằng đát sét và được nung nguyên khối, không có lỗ rỗng. Do kết cấu khối đặc vậy nên khối gạch khá cứng chắc, ít thấm nước, đảm bảo kết cấu công trình. Bác Ba muốn làm 500 viên gạch như thế, hỏi cần bao nhiêu mét khối đất sét? Biết kích thước mỗi viên gạch là 205 mm, 95 mm, 55 mm, và độ dãn nở không đáng kể.
Thể tích của một viên gạch nung: 205 x 95 x 55 = 1071125 (mm$^{3}$)
Thê tích của khối đất: 500 x 107112500 = 535562500 (mm$^{3}$) $\approx $0.54 (mm$^{3}$)
Xem thêm tài liệu tổng hợp các dạng Toán lớp 7 Mỗi công thức trong nội dung chương trình đều được chúng tôi tổng hợp lại kèm theo cách làm, ví dụ cụ thể và bài luyện tập chi tiết giúp các em ghi nhớ cách làm Toán lớp 7 nhanh chóng.
Ngoài ra, các vị phụ huynh và thầy cô cũng có thể tham khảo bài tập củng cố Toán lớp 7 với phiếu BT cuối tuần Toán 7 và BT thực hành Toán 3 của Giaibaitapsgk. Sử dụng tài liệu này các em có thể nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng làmToán lớp 7, giải vở bài tập Toán lớp 7 sách Chân Trời Sáng Tạo và đưa ra đáp án chính xác.