Giải tiếng việt 2 bài 7: Thầy cô của em
Lời giải Tiếng Việt lớp 2 tập 1 Cánh Diều và tập 2 Cánh Diều sẽ giúp các em học sinh rút ngắn thời gian làm bài, các bậc phụ huynh có thể nắm được những bài học quan trọng. Cùng với đó là hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 2 nâng cao giúp các em củng cố và nâng cao vốn từ, cách viết câu của mình một cách hiệu quả. Nội dung giải sách Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều cũng được chia theo từng tuần học để mọi người dễ dàng theo dõi.
Hướng dẫn học bài 7: Thầy cô của em trang 56 sgk tiếng việt 2 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Chia sẻ
1. Cùng hát một bài hát về thầy cô.
2. Tưởng tượng một điều hay mà thầy cô dạy em là một quả táo ngọt, em hãy đặt tên cho những quả táo chưa có tên và nói về những quả táo đó.
1. Cùng hát một bài hát về thầy cô.
2. Tưởng tượng một điều hay mà thầy cô dạy em là một quả táo ngọt, em đặt tên cho những quả táo chưa có tên và nói về những quả táo đó.
Ví dụ:
Nói: Thầy cô dạy em nói những điều hay.
Nghe: Thầy cô dạy em biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
Làm: Thầy cô dạy em làm việc tốt, giúp đỡ mọi người.
BÀI ĐỌC 1: CÔ GIÁO LỚP EM
Đọc hiểu
1. Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:
2. Tìm những hình ảnh đẹp trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2.
Ví dụ: Cô mỉm cười thật tươi (Khổ thơ 1).
3. Trong khổ thơ 3:
a) Từ ấm cho em cảm nhận lời giảng của cô giáo như thế nào?
b) Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của học sinh với cô giáo như thế nào?
1. Khổ thơ ứng với mỗi ý:
2. Những hình ảnh đẹp trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2.
Ví dụ: Cô mỉm cười thật tươi (Khổ thơ 1).
Nắng ghé vào cửa lớp (Khổ thơ 2).
Ấm trang vở thơm tho (Khổ thơ 3).
3. Trong khổ thơ 3:
a) Từ ấm cho em cảm nhận lời giảng của cô giáo: giọng nói hiền từ, ấm áp, truyền cảm.
b) Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của học sinh với cô giáo: vô cùng yêu quý và kinh trọng cô giáo.
Luyện tập
1. Dựa vào bài thơ hãy sắp xếp các từ sau vào nhóm phù hợp:
a) Từ ngữ chỉ hoạt động của cô giáo.
b) Từ ngữ những chuyển động của học sinh.
2. Mỗi bộ phận câu in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi nào:
a) Các bạn học sinh chào cô giáo.
b) Cô mỉm cười thật tươi
c) Cô dạy em tập viết
d) Học sinh học bài
1.
a) Từ ngữ chỉ hoạt động của cô giáo: dạy, đáp, mỉm cười, giảng.
b) Từ ngữ những chuyển động của học sinh: chào, thấy, học, viết, ngắm.
2. Mỗi bộ phận câu in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi nào:
a) Làm gì?
b) Ai?
c) Làm gì?
d) Làm gì?
BÀI VIẾT 1
1. Nghe-viết: Cô giáo lớp em.
(2) Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hay tr?
b) Vần iêng hay iêng?
3. Tập viết:
a) Viết chữ hoa: E
b) Viết ứng dụng: Em yêu thầy cô của em.
1. Nghe-viết: Cô giáo lớp em.
(2) Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) trời/ chang/ chẳng chì.
b) tiếng/ diễn/ tiếng.
3. Tập viết:
a) Viết chữ hoa: E
b) Viết ứng dụng: Em yêu thầy cô của em.
BÀI ĐỌC 2: MỘT TIẾT HỌC VUI
1. Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?
2. Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó?
3. Theo em, vì sao các bạn thấy tiết học rất vui?
1. Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để: các bạn quan sát và viết đoạn văn tả loại trái cây mình yêu thích.
2. Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó: các bạn chuyền tay nhau vuốt ve, ngắm nghía.
3. Theo em, các bạn thấy tiết học rất vui vì được tận mắt quan sát, và được nếm thử hương vị của trái cây thầy mang đến.
Luyện tập
1. Tìm trong bài một câu để kể cho biết cuối câu đó có dấu câu gì?
2. Tìm trong bài đọc 1 câu dùng để yêu cầu đề nghị. Cuối câu nêu yêu cầu đề nghị có dấu câu gì?
3. Câu tiết học vui quá thể hiện cảm xúc gì? Cuối câu đó có dấu gì?
1.
- Một câu để kể trong bài: Chúng tôi cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình.
Cuối câu để kể có dấu: chấm.
2.
Một câu dùng để yêu cầu đề nghị: Bây giờ các em nếm thử trái cây và cảm nhận vị ngon của chúng !
Cuối câu nêu yêu cầu đề nghị có dấu câu: chấm than.
3.
Câu tiết học vui quá thể hiện cảm xúc: vui vẻ
Cuối câu đó có dấu: chấm than
Kể chuyện - trao đổi
1. Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:
2. Nếu có bạn vứt một mẩu giấy vụn ra lớp em sẽ nói gì với bạn?
3. Nếu em là bạn nhỏ trong tranh em sẽ đáp lại lời yêu cầu đề nghị như thế nào?
1. Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:
Lớp học rất sạch, sáng sủa. Cô giáo bước vào lớp khen lớp rất sạch. Cô hỏi cả lớp: "Các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?". Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ!". Cô giáo hỏi: "Các em có nghe mẩu giấy nói gì không?". Cả lớp im lặng lắng nghe rồi xì xào bàn tán. Bỗng một em trai đánh bạo xin nói: "Thưa cô, giấy không nói được ạ!". Cả lớp xì xào hưởng ứng: "Đúng đấy ạ!" Bỗng một em gái đứng dậy, đi lại phía cửa lớp học nhặt mẩu giấy mang bỏ vào sọt rác. Em xin phép cô giáo, nói: "Thưa cô, em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!". Cả lớp cười rộ lên thích thú.
2. Nếu có bạn vứt một mẩu giấy vụn ra lớp em sẽ nói với bạn: " Cậu ơi đừng vứt rác bừa bãi, hãy nhặt giấy lên và cho vào thùng rác".
3. Nếu em là bạn nhỏ trong tranh em sẽ đáp lại lời yêu cầu đề nghị như sau:
a) Dạ vâng ạ.
b) Tớ cảm ơn cậu nhiều nhé!
BÀI VIẾT 2:
1. Kể với các bạn về một tiết học vui ở lớp em:
Gợi ý:
Đó là tiết học gì vào hôm nào?
Em và các bạn đã làm gì vào tiết học hôm đó?
Tiết học đó có gì khiến em thấy vui?
2. Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1. Hãy viết 4-5 câu về một tiết học em thích.
1.
Đó là tiết học Âm nhạc vào sáng thứ 2.
Em và các bạn đã học hát cùng cô Oanh vào hôm đó.
Tiết học đó cô đã dạy chúng em hát nhiều cách hát khác nhau khiến em rất vui.
2. Viết 4-5 câu về một tiết học em thích:
Sáng thứ 2 chúng em có tiết học Âm nhạc với cô Hoàng Oanh. Buôi hôm ấy cô dạy chúng em bài hát mới. Cô cho chúng em hát đơn ca, song ca, rồi đến tốp ca. Cô còn dạy cách hát bè, hát đuổi. Cả lớp ai cũng rất thích thú. Mọi người say sưa hát theo. Em rất thích tiết học hôm ấy.
Giải Tiếng Việt lớp 2 tác phẩm Cái Trống Trường Em, Cô Giáo Lớp Em,... chi tiết. Tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng từ chỉ đặc điểm, từ chỉ sự vật và cách viết một đoạn văn ngắn sao cho sinh động.
Nếu thấy những bài viết mà Giaibaitapsgk cung cấp hữu ích cho việc học của con thì cha mẹ đừng quên tham khảo thêm hướng dẫn giải Toán lớp 2, Khoa học Tự nhiên lớp 2,... đã được chúng tôi tổng hợp. Chúc các em học tập tốt và giành được kết quả đúng với mong muốn của bản thân.