Giải tiếng việt 2 bài 6: Em yêu trường em
Lời giải Tiếng Việt lớp 2 tập 1 Cánh Diều và tập 2 Cánh Diều sẽ giúp các em học sinh rút ngắn thời gian làm bài, các bậc phụ huynh có thể nắm được những bài học quan trọng. Cùng với đó là hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 2 nâng cao giúp các em củng cố và nâng cao vốn từ, cách viết câu của mình một cách hiệu quả. Nội dung giải sách Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều cũng được chia theo từng tuần học để mọi người dễ dàng theo dõi.
Hướng dẫn học bài bài 6: Em yêu trường em trang 48 sgk tiếng việt 2 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Chia sẻ
Giải ô chữ
1. Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi dòng theo gợi ý dưới đây. Mỗi ô trống ứng với một chữ cái.
- Dòng 3: Dùng bút, phấn hoặc vật khác tạo thành chữ (gồm 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ V).
- Dòng 4: Nơi em đến học hằng ngày (gồm 9 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T).
- Dòng 7: Tên một loại hoạt động đầu tuần của nhà trường (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C).
- Dòng 8: Buổi lễ bắt đầu năm học mới (gồm 9 chữ cái, bắt đầu bằng chữ K).
- Dòng 9: Người phụ nữ làm nghề dạy học (gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C).
2. Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc (cột màu xanh đậm).
Giải ô chữ
1. Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi dòng theo gợi ý dưới đây. Mỗi ô trống ứng với một chữ cái.
- Dòng 3: VIẾT
- Dòng 4: TRƯỜNG HỌC
- Dòng 7: CHÀO CỜ
- Dòng 8: KHAI GIẢNG
- Dòng 9: CÔ GIÁO
2. Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc (cột màu xanh đậm): MÁI TRƯỜNG.
BÀI ĐỌC 1: SÂN TRƯỜNG EM
1. Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?
2. Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?
3. Những ai, những gì đang mời gọi, mong chờ bạn học sinh bước vào năm học mới?
1. Những chi tiết tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè:
- "chỉ có tiếng lá cây, thì thầm cùng bóng nắng."
2. Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường:
- "sân trường lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến."
3. Những thứ đang mời gọi, mong chờ bạn học sinh bước vào năm học mới:
thầy cô
bạn bè
trống trường
Luyện tập
1. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu " Chúng em học bài mới"
2. Đặt một câu nói về hoạt động cùa em trên sân trường trong ngày tựu trường.
1.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?: Chúng em
Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì?: học bài mới.
2. Đặt một câu nói về hoạt động cùa em trên sân trường trong ngày tựu trường.
Ví dụ: Em vỗ tay khi cô hiệu trưởng phát biểu.
BÀI VIẾT 1
1. Nghe-viết: Ngôi trường mới.
(2). Tìm đường đến trường.
a) Em chọn chữ s hoặc chữ x phù hợp với ô trống. Giúp bạn Sơn tìm đường đến trường. Biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.
b) Em chọn dấu thanh (dấu hỏi hoặc dấu ngã) phù hợp với chữ in đậm. Giúp bạn Thủy tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bởi các tiếng có dấu hỏi.
3. Tập viết
a) Viết chữ hoa: D
b) Viết ứng dụng: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
1. Nghe-viết: Ngôi trường mới.
(2). Tìm đường đến trường.
a) Em chọn chữ s hoặc chữ x phù hợp với ô trống. Giúp bạn Sơn tìm đường đến trường. Biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.
b) Em chọn dấu thanh (dấu hỏi hoặc dấu ngã) phù hợp với chữ in đậm. Giúp bạn Thủy tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bởi các tiếng có dấu hỏi.
3. Tập viết
a) Viết chữ hoa: D
b) Viết ứng dụng: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
BÀI ĐỌC 2: CHẬU HOA
Đọc hiểu
1. Chuyện gì xảy ra ngoài hành lang khi thầy giáo đang viết bài?
2. Thầy giáo nói gì với nhóm học trò đang vây quanh?
3. Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói gì?
4. Em có thích cách giải quyết sự việc của thầy giáo không? Chọn câu trả lời của em:
a) Không, vì thầy chưa làm rõ ai mắc tội nặng hơn.
b) Có, vì thầy đã hướng suy nghĩ của học sinh vào việc cứu cây hoa.
c) Có, vì thầy tránh cho Huy và Lân tranh cãi xem ai có lỗi.
1. Chuyện xảy ra ngoài hành lang khi thầy giáo đang viết bài: Chậu hoa bị rơi vỡ.
2. Thầy giáo nói với nhóm học trò đang vây quanh: " Trước hết phải cứu cây hoa đã".
3. Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói: " Các bạn có thương tôi không?", "Tôi sẽ không nở hoa được nữa."
4. Em chọn ý:
c) Có, vì thầy tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi.
Luyện tập
1. Tìm lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện.
2. Sau khi nghe thầy nói, Lân đã nhận ra lỗi của mình. Theo em:
a) Lân nên xin lỗi những ai?
b) Lân xin lỗi như thế nào?
c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói gì?
1. Lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện: "Em xin lỗi thầy nhưng tại bạn Lân đẩy em ạ."
2. Sau khi nghe thầy nói, Lân đã nhận ra lỗi của mình. Theo em:
a) Lân nên xin lỗi thầy giáo và Huy.
b)
Lân xin lỗi thầy: "Em xin lỗi thầy vì đã làm vỡ chậu hoa."
Lân xin lỗi Huy: " Tớ xin lỗi vì đã đẩy cậu ngã."
c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói:
Thầy: "Không sao, em biết nhận lỗi là tốt rồi."
Huy: " Không sao, chúng ta đã cứu được chậu hoa rồi."
Kể chuyện
1. Phân vai (người dẫn chuyện, thầy giáo, Huy, Lân và 2 học sinh khác) đọc lại câu chuyện Chậu hoa.
2. Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
1. Phân vai (người dẫn chuyện, thầy giáo, Huy, Lân và 2 học sinh khác) đọc lại câu chuyện Chậu hoa.
2. Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Giờ ra chơi thầy giáo vừa kịp viết lên bảo mấy chữ mẫu cho tiết học sau thì nghe tiếng "rầm" ngoài hành lang.
Nhóm học trò nhao nhao nói rằng bạn Huy làm vỡ chậu hoa. Cậu bé vui buồn bã xin lỗi thầy và nói tại bạn Lân đẩy em đấy ạ Lân thì bảo em chỉ ra và bạn thôi.
Khi thầy giáo nâng cây hoa nên nói trước hết hãy cứu cây hoa đã. Rồi thầy hỏi các em thử nghĩ xem nếu cây hoa biết nói nó sẽ nói gì với các em. Nhiều ý kiến được đưa ra "Các bạn có thương tôi không", "Tôi không nở hoa được nữa".
Thầy giáo mỉm cười khi các em mang chiếc xô nhựa đến đây trồng cây hoa vào. Ngày mai ta sẽ tìm cho nó một cái chậu mới. Nghe thầy nói Lân cũng nhận lỗi và xin lỗi thầy và các bạn. Sau hồi trống và lớp cây hoa đã được nằm trong xô nhựa nó sẽ được đặt vào cái chậu mới.
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
BÀI VIẾT 2
1. Nói lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong bức tranh dưới đây:
2. Viết 4-5 câu kể về một lần em có lỗi với ai đó (bố mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè,..) và em xin lỗi người đó.
1. Nói lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong bức tranh dưới đây:
- Tranh 1:
A: Tớ xin lỗi vì đã dẫm lên giày của cậu.
B: Ừ, không sao đâu.
- Tranh 2:
A: Con xin lỗi mẹ vì đã làm vỡ bình hoa.
B: Con biết nhận lỗi là tốt rồi.
2.
Ví dụ: Một hôm chị em đang học bài ở bàn học. Em ngồi cạnh chị uống sữa rồi không may làm đổ sữa ra bàn. Sữa làm ướt vở của chị. Em cảm thấy rất có lỗi và đã xin lỗi chị của mình.
Góc sáng tạo: Ngôi trường mơ ước
1. Hãy viết 4-5 câu về một ngôi trường em mơ ước. Hãy vẽ tranh minh họa ngôi trường đó.
Gợi ý:
- Ngôi trường ấy có những gì đặc biệt (phòng học, vườn cây, khu vui chơi, bể bơi, sân bóng,..)
- Thầy cô và cô bác phục vụ thân thiện như thế nào?
- Trong ngôi trường ấy, học sinh học tập, vui chơi như thế nào?
2. Giới thiệu và bình chọn những đoạn viết hay, tranh vẽ đẹp.
1. Hãy viết 4-5 câu về một ngôi trường em mơ ước.
Ví dụ: Em ước ngôi trường của em được sơn màu hồng xinh đẹo. Trong trường có khu vườn hoa rực rỡ sắc màu và bể bơi thật to. Ở trường các thầy cô đều tốt bụng và vui tính. Các bạn bè vui vẻ, hòa đồng và luôn yêu thương lẫn nhau.
Giải Tiếng Việt lớp 2 tác phẩm Cái Trống Trường Em, Cô Giáo Lớp Em,... chi tiết. Tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng từ chỉ đặc điểm, từ chỉ sự vật và cách viết một đoạn văn ngắn sao cho sinh động.
Nếu thấy những bài viết mà Giaibaitapsgk cung cấp hữu ích cho việc học của con thì cha mẹ đừng quên tham khảo thêm hướng dẫn giải Toán lớp 2, Khoa học Tự nhiên lớp 2,... đã được chúng tôi tổng hợp. Chúc các em học tập tốt và giành được kết quả đúng với mong muốn của bản thân.