Wave

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 4 Mùa thu của em

Toàn bộ kiến thức trong 19 chủ đề mà các em học trong SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều đều được tổng hợp ngắn gọn thông qua những câu hỏi trắc nghiệm. Các em có thể trực tiếp chọn đáp án và đối chiếu đúng sai, từ đó nhanh chóng phát hiện ra lỗ hổng kiến thức để bổ sung trước khi thi. Mỗi bài học sẽ có một bộ câu hỏi trắc nghiệm tương ứng nên các em có thể dễ dàng tra cứu và ôn tập theo nhu cầu của bản thân.

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Đoạn thơ dưới nhắc đến mùa nào trong năm?

Mùa gì dịu nắng

Mây nhẹ nhàng bay

Gió khẽ rung cây

Lá vàng rơi rụng

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hạ,.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

Câu 2: Mùa thu được  tả với những màu sắc nào?

  • A. Mùa đỏ và màu hồng.
  • B. Màu tính và màu đen.
  • C. Màu vàng và màu xanh.
  • D. Màu trắng và màu cam.

Câu 3: Hoa cúc trong bài thơ có màu sắc như thế nào?

  • A. Vàng.
  • B. Trắng.
  • C. Hồng.
  • D. Nâu.

Câu 4: Màu xanh gắn liền với hình ảnh nào?

  • A. Râu cải.
  • B. Lá cây.
  • C. Cốm mới.
  • D. Chuối chín.

Câu 5: Hình ảnh lá sen có màu sắc như thế nào?

  • A. Màu lục.
  • B. Màu đen.
  • D. Màu nâu.
  • D. Màu xanh.

Câu 6: Mùa thu có ngày hội gì mà các em nhỏ rất mong đợi?

  • A. Hội ngày mùa.
  • B. Hội rằm tháng Tám.
  • C. Hội rằm tháng giêng.
  • D. Hội chơi cờ vua.

Câu 7: Mùa thu có gì gây hấp dẫn với các bạn nhỏ.

  • A. Mùa của ngày khai trường.
  • B. Mùa của ngày lễ hội rằm tháng Tám.
  • C. Mùa của hương sắc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Hoa cúc vàng được so sánh với hình ảnh nào?

  • A. Như nghìn con mắt chiếu sáng mọi nơi.
  • B. Như nghìn con mắt đang ngắm nhìn bầu trời.
  • C. Như nghìn con mắt mở nhìn trời đêm.
  • D. Như nghìn con mắt đang ngủ.

Câu 9: Đâu là màu sắc đặc trưng của mùa thu?

  • A. Màu xanh của bẩu trời.
  • B. Màu vàng tươi của những tia nắng mới.
  • C. Màu đỏ của lá bàng rơi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Để liệt kê các hoạt động của thiếu nhi cần?

  • A. Sử dụng dấu chấm.
  • B. Sử dụng dấu hai chấm.
  • C. Sử dụng dấu ba chấm.
  • D. Sử dụng dấu ngoặc kép.

Câu 11: Hội rằm tháng Tám hay còn gọi là.

  • A. Tết giao thừa.
  • B. Tết thiếu nhi.
  • C. Tết trung thu.
  • D. Tết hàn thực.

Câu 12: Hội rằm tháng Tám được tổ chức vào ngày nào?

  • A. 13/8.
  • B. 14/8.
  • C. 15/8.
  • D. 16/8.

Câu 13: Nguyên liệu làm nên món cốm của mùa thu là gì?

  • A. Thóc nếp non.
  • B. Lúa mạch non.
  • C. Gạo nếp non.
  • D. Ngô non.

Câu 14: Các hoạt động của thiếu nhi trong ngày tết trung thu là gì?

  • A. Phá cỗ trung thu.
  • B. Vui đùa bên bạn bè.
  • C. Chào mừng ngày khai trường.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 15: Ngoài việc vui chơi với bạn bè, các em nhỏ còn phải chuẩn bị gì?

  • A. Bước vào năm học mới cùng thầy cô, bạn bè.
  • B. Nghỉ hè sau học tập vất vả.
  • C. Dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới.
  • D. Các món quà dành tặng cho bạn bè.

Câu 16: Dấu hai chấm đặt ở vị trí nào là đúng?

  • A. Mùa thu gắn liền với các hoạt động trẻ thơ, đó là: phá cỗ Trung Thu, rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...
  • B. Mùa thu gắn liền với các hoạt động trẻ thơ: đó là phá cỗ Trung Thu, rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...
  • C. Mùa thu gắn liền với các hoạt động trẻ thơ, đó là phá cỗ Trung Thu: rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...
  • D. Mùa thu: gắn liền với các hoạt động trẻ thơ, đó là phá cỗ Trung Thu, rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...

Câu 17: Nhân vật nào gắn liền với ngày lễ trung thu?

  • A. Chức nữ.
  • B. Ngọc Hoàng.
  • C. Chú cuội.
  • D. Tiên nữ.

Câu 18: Đâu là tiết mục đặc trưng được biểu diễn trong ngày lễ trung thu?

  • A. Kể chuyện.
  • B. Đọc thơ.
  • C. Hát nhạc kịch.
  • D. Múa lân.

Câu 19: Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ là Mùa thu cho em?

  • A. Vì mùa thu tới, các em được nghỉ học sau một năm học vất vả.
  • B. Vì mùa thu gắn với nhiều sự vật, hoạt động yêu thích của các em.
  • C. Vì mùa thu là mùa các em phải đi học.
  • D. Vì mùa thu là mùa có tiết trời trong xanh, nắng dịu dàng.

Câu 20: Để đảm bảo an toàn cho ngày lễ trung thu, các bạn nhỏ cần chú ý điều gì khi tham gia phá cỗ.

  • A. Chơi ở những nơi không có người.
  • B. Chơi đốt pháo trong nhà.
  • C. Chơi ở nơi có người lớn giám sát.
  • D. Chơi các trò chơi nguy hiểm.

15 chủ đề văn mẫu được Giaibaitapsgk tổng hợp chắc chắn sẽ là gợi ý quý để các em có thêm nhiều ý tưởng khi viết văn. Việc đọc văn mẫu cũng góp phần giúp các em hiểu rõ hơn cách đặt câu, dùng từ trong viết văn.

Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt Tiếng Việt lớp 3 hữu ích khác. Ngoài bộ câu hỏi trắc nghiệm các em học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều của chúng tôi để nhanh chóng hoàn thiện bài tập về nhà, cũng như rút ngắn thời gian chuẩn bị bài mới của mình.