Wave

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 4: bài tập làm văn

Toàn bộ kiến thức trong 19 chủ đề mà các em học trong SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều đều được tổng hợp ngắn gọn thông qua những câu hỏi trắc nghiệm. Các em có thể trực tiếp chọn đáp án và đối chiếu đúng sai, từ đó nhanh chóng phát hiện ra lỗ hổng kiến thức để bổ sung trước khi thi. Mỗi bài học sẽ có một bộ câu hỏi trắc nghiệm tương ứng nên các em có thể dễ dàng tra cứu và ôn tập theo nhu cầu của bản thân.

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Đâu là cách viết đúng tên nhân vật:

  • A. Cô_li_a.
  • B. Cô;li;a.
  • C. Cô.li.a.
  • D. Cô-li-a.

Câu 2: Cô giáo giao cho các bạn bài tập gì?

  • A. Bài giải toán.
  • B. Bài tập làm văn.
  • C. Bài quan sát cây.
  • D. Bài tập đọc.

Câu 3: Cô giáo yêu cầu học sinh viết bài về đề gì?

  • A. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
  • B. Một kỉ niệm đáng nhớ của em với gia đình.
  • C. Một chuyện em cảm thấy xấu hổ nhất.
  • D. Một hoạt động bổ ích mà em từng tham gia.

Câu 4: Chi tiết nào thể hiện sự lúng túng của Cô-li-a khi làm bài?

  • A. Ngồi ngay ngắn đọc đề bài.
  • B. Loay hoay một lúc mới bắt đầu viết.
  • C. Suy nghĩ và viết các ý chính ra nháp.
  • D. Tập trung làm bài.

Câu 5: Việc đầu tiên Cô-li-a viết khi giúp đỡ mẹ là gì?

  • A. Gấp quần áo và trông em.
  • B. Lau nhà và quét sân.
  • C. Quét nhà và rửa bát đĩa.
  • D. Giặt quần áo và nấu cơm.

Câu 6: Mẹ Cô-li-a đã nhờ Cô-li-a việc gì?

  • A. Giặt áo sơ mi và quần áo lót.
  • B. Lau dọn đồ đạc.
  • C. Đi chợ mua đồ ăn.
  • D. Mang cơm sang cho bà ngoại.

Câu 7: Khi được mẹ nhờ giúp đỡ các công việc trong gia đình, Cô-li-a đã có thái độ như thế nào?

  • A. Không nhận lời mẹ.
  • B. Vui vẻ nhận lời.
  • C. Vui vẻ từ chối.
  • D. Vui vẻ nhờ người khác.

Câu 8: Cậu bé muốn làm gì để mẹ đỡ vất vả?

  • A. Học tập thật tốt.
  • B. Ngoan ngoãn.
  • C. Giúp mẹ làm nhiều việc hơn.
  • D. Đi chơi cùng các bạn.

Câu 9: Dấu ngoặc kép được kí hiệu như thế nào?

  • A. “”.
  • B. ?
  • C. !.
  • D. ;.

Câu 10: Đâu không phải là tác dụng của dấu ngoặc kép?

  • A. Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.
  • B. Đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật.
  • C. Đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩa của nhân vật.
  • D. Đánh dấu một câu được trích nguyên văn.

Câu 11: Khăn mùi soa là loại khăn như thế nào?

  • A. Khăn dùng để lau bàn.
  • B. Khăn bỏ túi dùng để lau mặt, lau tay.
  • C. Khăn dùng để lau bát đĩa.
  • D. Khăn dùng để rửa mặt.

Câu 12: Viết lia lại được hiểu là hành động viết như thế nào?

  • A. Viết rất chậm và liên tục.
  • B. Viết chậm và hay nghỉ.
  • C. Viết nhanh và hay nghỉ
  • D. Viết rất nhanh và liên tục.

Câu 13: Tại sao Cô-li-a lại lúng túng khi viết bài văn?

  • A. Vì Cô-li-a không biết viết văn.
  • B. Vì Cô-li-a không hay giúp đỡ mẹ việc nhà.
  • C. Vì Cô-li-a không nhớ được hết những việc mình giúp mẹ.
  • D. Vì Cô-li-a không hiểu đề bài là gì.

Câu 14: Để kéo dài bài văn, Cô-li-a đã làm gì?

  • A. Viết thêm về những kỉ niệm của hai mẹ con.
  • B. Viết thêm về những lời khen mà mẹ dành cho bạn ấy.
  • C. Viết thêm về những món quà mà mẹ tặng cho bạn ấy.
  • D. Viết thêm về những việc mà bạn ấy chưa làm

Câu 15: Tại sao Cô-li-a lại vui vẻ nhận lời mẹ giao việc nhà.

  • A. Vì Cô-li-a muốn giúp đỡ mẹ.
  • B. Vì đó là những việc mà Cô-li-a đã viết ở trong bài.
  • C. Vì Cô-li-a không muốn mẹ vất vả.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 16: Ý nghĩa của câu chuyện trong bài “Bài tập làm văn” là gì?

  • A. Học phải đi đôi với thực hành.
  • B. Giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
  • C. Lắng nghe, chia sẻ với bố mẹ.
  • D. Chủ động các công việc ở lớp.

Câu 17: Đâu là công việc các em có thể làm để giúp đỡ bố mẹ?

  • A. Gấp quần áo giúp bố mẹ.
  • B. Lau nhà giúp bố mẹ.
  • C. Dọn cơm giúp bố mẹ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Dấu ngoặc kép trong câu: Mẹ hỏi tôi “Hôm nay con làm bài kiểm tra thế nào có tác dụng như thế nào?

  • A. Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.
  • B. Đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật.
  • C. Đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩa của nhân vật.
  • D. Đánh dấu một câu được trích nguyên văn.

 

Câu 19: Sau bài viết văn, Cô-li-a đã thay đổi như thế nào?

  • A. Cậu bé không muốn giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
  • B. Cậu bé vui vẻ giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
  • C. Cậu bé nhờ em trai làm các việc nhà giúp mình.
  • D. Câu bé khó chịu khi mẹ nhờ giúp việc nhà.

Câu 20: Sau bài đọc, em học thêm được điều gì bổ ích:

  • A. Lắng nghe, quan tâm đến bố mẹ.
  • B. Thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bố mẹ.
  • C. Giúp đỡ bố mẹ là nghĩa vụ của chúng ta.
  • D. Trẻ em không cần làm việc nhà.

 

15 chủ đề văn mẫu được Giaibaitapsgk tổng hợp chắc chắn sẽ là gợi ý quý để các em có thêm nhiều ý tưởng khi viết văn. Việc đọc văn mẫu cũng góp phần giúp các em hiểu rõ hơn cách đặt câu, dùng từ trong viết văn.

Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt Tiếng Việt lớp 3 hữu ích khác. Ngoài bộ câu hỏi trắc nghiệm các em học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều của chúng tôi để nhanh chóng hoàn thiện bài tập về nhà, cũng như rút ngắn thời gian chuẩn bị bài mới của mình.