Wave

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 2: con đã lớn thật rồi

Toàn bộ kiến thức trong 19 chủ đề mà các em học trong SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều đều được tổng hợp ngắn gọn thông qua những câu hỏi trắc nghiệm. Các em có thể trực tiếp chọn đáp án và đối chiếu đúng sai, từ đó nhanh chóng phát hiện ra lỗ hổng kiến thức để bổ sung trước khi thi. Mỗi bài học sẽ có một bộ câu hỏi trắc nghiệm tương ứng nên các em có thể dễ dàng tra cứu và ôn tập theo nhu cầu của bản thân.

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Vì sao cô bé lại ngồi buồn thiu?

  • A. Vì mẹ không chơi với em.
  • B. Vì mẹ bận đi làm.
  • C. Vì mẹ không thương em.
  • D. Vì em đang dỗi mẹ.

Câu 2: Cô bé đang chơi ở nhà ai?

  • A. Nhà cậu.
  • B. Nhà dì.
  • C. Nhà bác.
  • D. Nhà ông bà.

Câu 3: Người dì mời cô bé ở lại làm gì?

  • A. Ăn cơm trưa.
  • B. Ăn tráng miệng.
  • C. Ăn quà chiều.
  • D. Ăn cơm tối.

Câu 4: Lúc bưng bát cơm nóng hổi, cô bé nghĩ đến ai?

  • A. Người bố đang vất vả làm việc.
  • B. Người mẹ đang phải ngồi ăn một mình.
  • C. Người chị đang chơi đồ hàng ở nhà.
  • D. Người bà đang nấu cơm đợi cô bé về.

Câu 5: Sau khi ăn cơm, cô bé đã có hành động như thế nào?

  • A. Cảm ơn người mẹ.
  • B. Xin lỗi người mẹ.
  • C. Cảm ơn người dì.
  • D. Xin lỗi người dì.

Câu 6: Sau khi cô bé gặp lại mẹ, cô bé đã làm gì?

  • A. Ôm chầm lấy mẹ.
  • B. Vừa khóc vừa xin lỗi mẹ.
  • C. Đi thẳng vào nhà.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Tại sao cô bé lại sang nhà người dì chơi?

  • A. Vì cô bé không có ai để chơi.
  • B. Vì cô bé đang dỗi mẹ.
  • C. Vì cô bé đang cảm thấy đói bụng.
  • D. Vì cô bé thích được ở gần dì.

Câu 8: “-” Đây là kí hiệu của dấu gì?

  • A. Dấu chấm hỏi.
  • B. Dấu hai chấm.
  • C. Dấu gạch ngang.
  • D. Dấu chấm than.

Câu 9: Dấu gạch ngang được dùng với mục đích gì?

  • A. Đánh dấu lời nói của các nhân vật trong truyện.
  • B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
  • C. Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Các nhân vật trong truyện đối thoại như thế nào?

  • A. Các nhân vật cùng nói một lúc.
  • B. Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nói.
  • C. Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vài.
  • D. Chỉ có một nhân vật nói.

Câu 11: Tại sao cô bé lại cảm ơn người dì?

  • A. Vì dì đã dạy cô bé học bài.
  • B. Vì dì đã mua kẹo cho cô bé.
  • C. Vì dì đã nấu cơm nóng, canh ngọt cho cô bé.
  • D. Vì dì đã đưa cô bé đi chơi xa.

Câu 12: Sắp xếp nội dung các đoạn sau theo đúng thứ tự:

(1) Dì bảo cô ở lại ăn cơm.

(2) Nghe lời dì, cô bé chạy về nhà xin lỗi mẹ. Mẹ bảo: “Con đã lớn thật rồi”.

(3) Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện.

(4) Một cô bé sang nhà dì, vì dỗi mẹ, em ngồi buồn thiu.

  • A. 1 – 3 – 4 – 2.
  • B. 3 – 1 – 2 – 4..
  • C. 1 – 3 – 4 – 2.
  • D. 4 – 1 – 3 – 2.

Câu 13: Tại sao mẹ cô bé lại nói: “Con đã lớn thật rồi”?

  • A. Vì cô bé đã phân biệt đúng sai và biết xin lỗi.
  • B. Vì cô bé đã lớn hơn ngày xưa rất nhiều.
  • C. Vì cô bé đã làm bài được điểm cao.
  • D. Vì cô bé đã biết chào hỏi người lớn.

Câu 14: Lời xin lỗi được dùng với mục đích như thế nào?

  • A. Ám chỉ một hành động cười đợt khi bị trách phạt.
  • B. Ám chỉ một hành động ăn năn khi bạn là sai vấn đề gì đó với người khác.
  • C. Ám chỉ một hành động buồn bã khi bị điểm kém.
  • D. Ám chỉ một hành động đau buồn khi người khác mắc lỗi

Câu 15: Đâu là những lời khuyên của người dì dành cho cô bé?

  • A. Ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?.
  • B. Cháu mau về nhà đi! Mẹ cháu đang mong đấy.
  • C. Cháu ở đây chơi với dì nhé!
  • D. Cả A và B.

 

Câu 16: Lời cảm ơn được dùng vào những hoàn cảnh nào?

  • A. Khi nhận thấy khuyết điểm, sai lầm của mình.
  • B. Khi làm tổn thương, thiệt hại đến người khác.
  • C. Thể hiện phép lịch sử trong giao tiếp, ứng xử.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Lời cảm ơn được dùng với mục đích như thế nào?

  • A. Thể hiện sự tôn kính đối với những người lớn tuổi hơn chúng ta.
  • B. Thể hiện niềm vui khi mình đã làm được một việc tốt.
  • C. Thể hiện sự xúc động về những điều mọi người làm cho chúng ta.
  • D. Thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những gì mà mọi người đã làm cho chúng ta.

Câu 18: Có thể đặt tên cho câu chuyện là gì?

  • A. Người mẹ đã sai.
  • B. Bữa cơm của mẹ.
  • C. Em bé ngoan.
  • D. Vui chơi cùng mẹ.

 

Câu 19: Câu chuyện Con đã lớn thật rồi cho em hiểu thêm về điều gì?

  • A. Không giận dỗi bố mẹ, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
  • B. Gặp người lớn phải biết chào hỏi.
  • C. Đi chơi phải gọi điện về cho bố mẹ yên tâm.
  • D. Khi ăn cơm phải biết mời người lớn.

Câu 20: Khi mắc một lỗi sai, em sẽ làm gì?

  • A. Đổ lỗi cho người khác.
  • B. Im lặng không nói gì.
  • C. Xin lỗi và nhận lỗi.
  • D. Cười đùa để quên đi lỗi của mình.

 

15 chủ đề văn mẫu được Giaibaitapsgk tổng hợp chắc chắn sẽ là gợi ý quý để các em có thêm nhiều ý tưởng khi viết văn. Việc đọc văn mẫu cũng góp phần giúp các em hiểu rõ hơn cách đặt câu, dùng từ trong viết văn.

Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt Tiếng Việt lớp 3 hữu ích khác. Ngoài bộ câu hỏi trắc nghiệm các em học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều của chúng tôi để nhanh chóng hoàn thiện bài tập về nhà, cũng như rút ngắn thời gian chuẩn bị bài mới của mình.