Trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì II
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điền vào chỗ trống: Khi quy tròn số 3.567 đến hàng phần mười ta được số 3.57. Số 3.57 được gọi là ... của số 3.567
- A. Số chính xác
B. Số quy tròn
- C. Số gần đúng
- D. Sai số
Câu 2: Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên:
- A. Gieo đồng xu để xem xuất hiện mặt ngửa hay mặt sấp;
- B. Gieo đồng xu để xem xuất hiện mặt ngửa xuất hiện bao nhiêu lần;
- C. Chọn 1 học sinh bất kì trong lớp và xem kết quả là nam hay nữ;
D. Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm có tất bao nhiêu viên bi.
Câu 3: Cho giá trị gần đúng của $\pi$ là a = 3, 141592653589 với độ chính xác 10$^{-10}$. Hãy viết số quy tròn của số a.
A. a = 3,141592654;
- B. a = 3,1415926536;
- C. a = 3,141592653;
- D. a = 3,1415926535.
Câu 4: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có B (9 ; 7), C (11 ; –1). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Tìm tọa độ vectơ $\overrightarrow{MN}$
- A. (2 ; – 8) ;
B. (1 ; – 4) ;
- C. (10 ; 6) ;
- D. (5 ; 3).
Câu 5: Góc giữa hai đường thẳng luôn luôn:
- A. α < 90°;
- B. 0° ≤ α ≤ 180°;
C. 0° ≤ α ≤ 90°;
- D. 90° ≤ α ≤ 180°.
Câu 6: Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng: d1: 2x – y – 3 = 0 và d2: x – 3y + 8 = 0
- A. 30°
B. 45°
- C. 60°
- D. 135°
Câu 7: Ba nhóm học sinh gồm 5 người, 10 người và 15 người. Khối lượng trung bình của mỗi nhóm lần lượt là 48 kg, 45kg và 40 kg. Khối lượng trung bình của 3 nhóm học sinh là:
- A. 42kg;
- B. 64,5kg;
- C. 44,3kg;
D. 43kg.
Câu 8: Cho điểm M nằm trên ∆: x + y – 1 = 0 và cách N(–1; 3) một khoảng bằng 5. Khi đó tọa độ điểm M là:
A. M(2; –1);
- B. M(–2; –1);
- C. M(–2; 1);
- D. M(2; 1).
Câu 9: Cho hai đường thẳng ∆1 và ∆2 có phương trình lần lượt là ax + by + c = 0 và dx + ey + f = 0. Xét hệ $\left\{\begin{matrix}ax+by+c=0\\dx+ey+f=0\end{matrix}\right.$. Khi đó ∆1 cắt ∆2 khi và chỉ khi:
A. Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất;
- B. Hệ phương trình đã cho vô nghiệm;
- C. Hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm;
- D. Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.
Câu 10: Vị trí tương đối của hai đường thẳng d1: $\frac{x}{2}-\frac{y}{3}=1$ và d2: 6x – 4y – 8 = 0 là:
A. Song song;
- B. Trùng nhau;
- C. Cắt nhau nhưng không vuông góc với nhau;
- D. Vuông góc với nhau.
Câu 11: Cho không gian mẫu Ω có n(Ω) = 10. Biến cố A có số các kết quả thuận lợi là n(A) = 5. Xác suất của biến cố A là:
A. 0.5
- B. 0.25
- C. 2
- D. 1
Câu 12: Trong hệ tọa độ Oxy cho $\overrightarrow{k}=(5;2),\overrightarrow{n}=(10;8)$. Tìm tọa độ của vectơ $3\overrightarrow{k}-2\overrightarrow{n}$
- A. (15; – 10);
- B. (2; 4);
C. (– 5; – 10);
- D. (50; 16).
Câu 13: Cho đường thẳng d: x – 2y + 1 = 0. Nếu đường thẳng ∆ đi qua điểm M(1; –1) và ∆ song song với d thì ∆ có phương trình:
A. x – 2y – 3 = 0;
- B. x – 2y + 5 = 0;
- C. x – 2y + 3 = 0;
- D. x + 2y + 1 = 0.
Câu 14: Tìm tọa độ của vectơ $\overrightarrow{EF}$, biết $\overrightarrow{EF}$ biết $\overrightarrow{EF}=6\overrightarrow{i}-9\overrightarrow{j}$
A. (6; –9);
- B. (4; –5);
- C. (6; 9) ;
- D. (–5; –14).
Câu 15: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua điểm M(– 1; 2)và song song với trục Ox ?
- A. y + 3 = 0;
- B. 2x + 1 = 0;
- C. 2x – 1 = 0;
D. y – 2 = 0.
Câu 16: Giả sử Q1, Q2, Q3 là tứ phân vị của mẫu số liệu. Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu đó là:
- A. ΔQ=Q2−Q1
B. ΔQ=Q3−Q1
- C. ΔQ=Q3−Q2
- D. Δ Q= Q1-Q3
Câu 17: Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm được ghi lại trong bảng sau:
Tìm khoảng tứ phân vị của bảng số liệu trên.
- A. 19,5;
B. 28,5;
- C. 24,5;
- D. 19.
Câu 18: Cho đường tròn (C): $x^{2}+(y+4)^{2}=4$ có tọa độ tâm I(a; b) và bán kính R = c. Nhận xét nào sau đây đúng về a, b và c:
- A. a + b = c;
B. a + b = – 2c;
- C. a – 2b = c;
- D.a – 2b = – 2c.
Câu 19: Cho đường thẳng d có phương trình: $\left\{\begin{matrix}x=2+3t\\y=-3-t\end{matrix}\right.$. Một vectơ chỉ phương của d có tọa độ là:
- A. (2; –3);
B. (3; –1);
- C. (3; 1);
- D. (3; –3).
Câu 20: Phương trình đường thẳng ∆ đi qua A(–3; 4) và vuông góc với đường thẳng d: 3x + 4y – 12 = 0 là:
A. 3x – 4y + 24 = 0;
- B. 4x – 3y + 24 = 0;
- C. 3x – 4y – 24 = 0;
- D. 4x – 3y – 24 = 0.
Câu 21: Khi sử dụng máy tính bỏ túi với 10 chữ số thập phân ta được: $\sqrt{8}$= 2,828427125. Giá trị gần đúng của $\sqrt{8}$ chính xác đến hàng phần trăm là:
- A. 2, 80;
- B. 2, 81;
- C. 2, 82;
D. 2, 83.
Câu 22: Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lí, 2 quyển sách hoá. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để 3 quyển lấy ra có ít nhất 1 quyển sách toán.
- A. $\frac{2}{7}$
- B. $\frac{1}{21}$
C. $\frac{37}{42}$
- D. $\frac{5}{42}$
Câu 23: Để điều tra các con trong mỗi gia đình của một chung cư gồm 100 gia đình. Người ta chọn ra 20 gia đình ở tầng 4 và thu được mẫu số liệu sau đây : 2 4 2 1 3 5 1 1 2 3 1 2 2 3 4 1 1 2 3 4. Số trung bình cộng $\overline{x}$ của mẫu số liệu trên là:
- A. 2.34
- B. 2.3
- C. 2.4
D. 2.35
Câu 24: Đường tròn (C)đi qua ba điểm A (– 1; – 2), B(0; 1) và C(1; 2) có phương trình là:
- A. $(x-4)^{2}+(y-2)^{2}=5^{2}$
B. $(x-4)^{2}+(y+2)^{2}=5^{2}$
- C. $(x+4)^{2}+(y+2)^{2}=5^{2}$
- D. $(x+4)^{2}+(y-2)^{2}=5^{2}$
Câu 25: Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh: a = 12cm ± 0, 2cm;b = 10, 2cm ± 0, 2cm;c = 8cm ± 0,1cm. Tính chu vi P của tam giác đã cho.
- A.P = 30, 2cm ± 0, 2cm;
- B.P = 30, 2cm ± 1cm;
C.P = 30, 2cm ± 0, 5cm;
- D.P = 30, 2cm ± 2cm.
Câu 26: Đường thẳng nào là đường chuẩn của parabol $y^{2}=2x$
- A. x=$-\frac{3}{4}$
- B. x=$\frac{3}{4}$
- C. x=$\frac{3}{2}$
D. x=$-\frac{1}{2}$
Câu 27: Cho tam giác ABC có tọa độ đỉnh B(4; –3). Đường trung tuyến AM có phương trình $\left\{\begin{matrix}x=1+3t\\y=-2-7t\end{matrix}\right.$. Đường cao AH có phương trình 2x + 5y + 66 = 0. Khi đó phương trình đường trung trực của cạnh AB có phương trình là:
- A. 13x – 3y + 100 = 0;
B. 3x – 13y – 140 = 0;
- C. 3x – 13y + 140 = 0;
- D. 13x + 3y – 100 = 0.
Câu 28: Trong hệ tọa độ Oxy cho hai điểm A (2; –3), I(4; 7). Biết I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tìm tọa độ điểm B.
- A. B (6; 4);
- B. B (2; 10);
C. B (6; 17);
- D. B (8; -21).
Câu 29: Trong một biểu kỉ niệm ngày thành lập trường, bí thư Đoàn trường cần chọn 4 tiết mục từ 6 tiết mục mục hát và 4 tiết mục từ 5 tiết mục múa rồi xếp thứ tự biểu diễn. Hỏi có bao nhiêu cách chọn và xếp thứ tự sao cho các tiết mục hát và múa xen kẽ nhau?
- A. 43 200;
- B. 75;
C. 86 400;
- D. 480.
Câu 30: Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng công bố số lượng ca nhiễm dương tính tính từ 12 giờ ngày 17/08 đến 12h ngày 18/08/2021 tại các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn và huyện Hoà Vang lần lượt như sau: 17; 24; 7; 23; 39; 19; 5. Tìm trung vị của mẫu số liệu trên.
- A. 5;
- B. 17;
C. 19;
- D. 24.
Câu 31: Trong hệ tọa độ Oxy cho tam giác ABC có A (6 ; 1), B ( –3 ; 5) và trọng tâm G (–1 ; 1). Tìm tọa độ đỉnh C?
- A. (6 ; –3) ;
- B. (–6 ; 3) ;
C. (–6 ; –3) ;
- D. (–3 ; 6).
Câu 32: Cho bảng số liệu ghi lại điểm của 40 học sinh trong bài kiểm tra 1 tiết môn toán như sau:
Số trung vị của mẫu số liệu trên là:
- A. 7
- B. 6.5
C. 6
- D. 6.2
Câu 33: Cho mẫu số liệu: 10 7 8 5 4. Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đó.
- A. 6,8;
B. 2,14;
- C. 4,56;
- D. 20,79.
Câu 34: Phương trình tiếp tuyến d của đường tròn $(C): x^{2}+y^{2}-3x-y=0$ tại điểm N(1; – 1) là:
- A. d: x + 3y – 2 = 0;
- B. d: x – 3y + 4 = 0;
- C. d: x – 3y – 4 = 0;
D. d: x + 3y + 2 = 0.
Câu 35: Tiền lương hàng tháng của 7 nhân viên trong một công ty du lịch lần lượt là: 6,5; 8,4; 6,9; 7,2; 2,5; 6,7; 3,0. (đơn vị: triệu đồng). Khoảng biến thiên của dãy số liệu thống kê trên bằng:
- A. 5.8
- B. 6
C. 5.9
- D. 5.7
Câu 36: Gieo 1 con xúc xắc 1 lần. Biến cố A: “Số chấm xuất hiện nhỏ hơn 4”. Vậy A = ?
- A. {1;2;3}
- B. {1;2;3;4;5}
- C. {5;6}
D. {1;2;3}
Câu 37: Xác định số phần tử của không gian mẫu các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của một xúc xắc sau 3 lần gieo
- A. 36;
B. 216;
- C. 18;
- D. 108.
Câu 38: Trong hệ tọa độ Oxy cho A (5; 2), B (10; 8). Tìm tọa độ của vectơ $\overrightarrow{AB}$
- A. $\overrightarrow{AB}$= (15; 10);
- B. $\overrightarrow{AB}$= (2; 4);
C. $\overrightarrow{AB}$= (5; 6);
- D. $\overrightarrow{AB}$= (50; 16).
Câu 39: Một hộp có 3 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp. Không gian mẫu của phép thử đó là:
A. {1;2;3}
- B. {1;2}
- C. {1}
- D. {1;3}
Câu 40: Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của biến cố A :” 4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”
- A. n(A) = 7366;
- B. n(A) = 7563;
C. n(A) = 7566;
- D. n(A) = 7568.