Giải SBT bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
56 tiết học trong chương trinh Hoá 10 Kết Nối Tri Thức đều được Giaibaitapsgk tổng hợp qua những câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn. Các em có thể lựa chọn bộ câu hỏi tương ứng với từng tuần học để ôn tập kiến thức. Hơn nữa, các em học sinh có thể trực tiếp chọn câu trả lời và đối chiếu đáp án tự động ngay cuối trang siêu tiện lợi.
Hướng dẫn giải bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử SBT Hoá học 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
NHẬN BIẾT
3.1. Orbital nguyên tử là
A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
D. quỹ đạo chuyển động của clectron quay quanh hạt nhân có kich thước và năng lượng xác định.
Đáp án: C
3.2. Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên li hay quy tắc nào sau đây?
A. Nguyên lí vững bền. B. Quy tắc Hund.
C. Nguyên lí Pauli. D. Quy tắc Pauli.
Đáp án: C
3.3. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây?
A, Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli.
B. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.
C. Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
D. Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli.
Đáp án B
3.4. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào
A. nguyên tử khối tăng dần.
B. điện tích hạt nhân tăng đần.
C. số khối tăng dần.
D. mức năng lượng electron.
Đáp án: D
3.5. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron chiếm các mức năng lượng
A. lần lượt từ cao đến thấp.
B. lần lượt từ thấp đến cao.
C. bất kì.
D. từ mức thứ hai trở đi.
Đáp án: B
3.6. Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bảng các số nguyên dương: n= 1, 2, 3,... với tên gọi là các chữ cái in hoa là
A. K, L, M, O,..... B. L, M, N, O,...
C. K, L, M, N,... D. K, M, N, O,...
Đáp án: C
3.7. Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường, theo thứ tự là
A. s, d, p, f,... B. s, p, d, f,...
C. s, p, f, d,... D. f, d, p, s,....
Đáp án: B
3.8. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.
C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s.
D. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
Đáp án: A
3.9. Mỗi orbital nguyên từ chứa tối đa
A. 1 electron. B. 2 electron.
C. 3 electron. D. 4 eleetron.
Đáp án: B
3.10. Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng
A.1,3,5. B.1,2,4. C.3,5,7. D.1,2,3.
Đáp án: A
THÔNG HIỂU
3.11. Phân lớp 3d có số electron tối đa là
A.6. B.18. C.14. D. 10.
Đáp án: D
3.12. Lớp L có số phân lớp electron bằng
A.1. B.2. C. 3. D.4.
Đáp án: B
3.13. Lớp M có số orbital tối đa bằng
A. 3. B. 4. C. 9. D. 18
Đáp án: C
3.14. Lớp M có số electron tối đa bằng
A.3. B.4. C.9. D. 18.
Đáp án: D
3.15. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là:
A.6. B.8. C. 14. D. 16.
Đáp án: D
Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp → Lớp ngoài cùng n = 3.
Lớp thứ 3 có 6 electron.
$\rightarrow $X có cấu hình electron: $1s^{2} 2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{4}$
X có số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron = 16
3.16. Nguyên tố X có Z = 17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
A. K. B. L. C. M. D. N.
Đáp án: C
Cấu hình electron của X là $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{5}$
Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp M (n = 3)
3.17. Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli?
Đáp án: D
3.18. Sự phân bố eleetron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
Đáp án: B
3.19. Dùng ô orbital để mô tả cách sắp xếp electron trong orbital s.
Cách sắp xếp electron trong orbital s
3.20. Trường hợp trong orbital p có chứa hai electron thì có những cách nào biểu diễn electron trong orbital đó? Cách nào tuân theo quy tắc Hund?
Trường hợp trong orbital p có chứa hai electron
Chỉ có cách (1) tuân theo quy tắc Hund.
3.21. Nêu mỗi quan hệ về năng lượng của electron trên các orbital, các phân lớp, các lớp electron.
Mối quan hệ về năng lượng:
- Khi chuyển động trong nguyên tử các electron có thể chiếm những mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó. Những electron chuyển động gần hạt nhân hơn, chiếm những mức năng lượng thấp hơn, tức là ở trạng thái bền hơn những electron chuyển động ở xa hạt nhân có năng lượng cao hơn. Múc năng lượng tăng dần theo AO: s<p<d< f
- Các electron thuộc cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Những electron ở lớp bên trong có năng lượng thấp hơn và liên kêt với hạt nhân bền chặt hơn so với những electron ở lớp ngoài. Mức năng lượng tăng dần (theo lớp eleetron: K< L<M<N<O<...)
- Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
3.22. Cho biết tổng số electron tối đa chứa trong:
a) Phân lớp p; b) Phân lớp d; c) Lớp K; d) Lớp M.
Tổng số electron tối đa chứa trong:
a) Phân lớp p = 6 (3AO)
b) Phân lớp d = 10 (5AO)
c) Lớp K = 2 (1 AO)
d) Lớp M = 18 (9 AO)
VẬN DỤNG
3.23. Nguyên tố X có Z= 12 và nguyên tô Y có Z = 17.
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X và Y. Khi nguyên tử của nguyên tố X nhường đi hai electron và nguyên tử của nguyên tố Y nhận thêm một electron thì lớp electron ngoài cùng của chúng có đặc điểm gi?
- Nguyên tử X có cấu hình electron: $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}.$
X nhường đi 2 electron: X —› $X^{2+}$+ 2e
Cấu hình e của ion $X^{2+}$ là $1s^{2}2s^{2}2p^{6}$
~ Nguyên tử Y có cầu hình e: $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{5}.$
Y nhận thêm 1 electron: Y + e —› $Y^{-}$
Cấu hình e của ion $Y^{-}$ là $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{6}.$
Cấu hình electron của ion $X^{2+}$ giống với cấu hình electron của khí hiếm Ne;
Cấu hình electron của ion $Y^{-}$ giống với cấu hình electron của khí hiếm Ar.
3.24. Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử các nguyên tố có Z = 9, Z = 14 và Z = 21. Chúng là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Z = 9 ($1s^{2}2s^{2}2p^{5}$)
Nguyên tử có 7e hoá trị, dễ nhận electron, là phi kim
Z = 14 $(1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{2}$).
Nguyên tử có 4e hoá trị nên có thể nhường hoặc nhận electron, là phi kim.
Z = 21 ($1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{6}4s^{2}3d^{1}$).
Nguyên tử có 3e hoá trị nên dễ nhường electron, là kim loại.
3.25. Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng só hạt prolon, neutron, electron của [M]4 nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106.
a) Xác định công thức hoá học của A.
b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A.
a) Coi tổng số hạt trong [M]4 là x và [X]3 là y
Theo bài ra ta có: 4x + 3y= 214 (1)
và 4x- 3y = 106 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được: x = 40 và y = 18.
2pM + nM = 40
với $1\leq \frac{N_{M}}{Z_{M}}\leq 1,52$ và pM <20 nên pM = 13 và nM = 14
$\Leftrightarrow$ M là 13Al.
2px +nx = 18
với $1\leq \frac{N_{X}}{Z_{X}}\leq 1,52$ và px < 9 nên px = 6 và nx = 6
$\Leftrightarrow$ M là 6C
Công thức hoá học của A là Al4C3.
b) Cấu hình electron: 13Al ($1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{1}$) và 6C ($1s^{2}2s^{2}2p^{2}$).
Đừng quên tham khảo tài liệu giải vở bài tập Hoá 10 Kết Nối Tri Thức của Giaibaitapsgk. Dựa vào đó các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà của mình.
Giaibaitapsgk cũng còn rất nhiều tài liệu học tốt siêu hay khác chờ các em khám phá: bộ đề thi Hoá 10, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Vật lí, giải vở bài tập 10 Kết Nối Tri Thức,... Hy vọng những tài liệu mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các em rút ngắn thời gian làm bài, giảm bớt áp lực học hành.