Giải tiếng việt 2 bài 18: Ôn tập cuối học kì I
Lời giải Tiếng Việt lớp 2 tập 1 Cánh Diều và tập 2 Cánh Diều sẽ giúp các em học sinh rút ngắn thời gian làm bài, các bậc phụ huynh có thể nắm được những bài học quan trọng. Cùng với đó là hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 2 nâng cao giúp các em củng cố và nâng cao vốn từ, cách viết câu của mình một cách hiệu quả. Nội dung giải sách Tiếng Việt lớp 2 Cánh Diều cũng được chia theo từng tuần học để mọi người dễ dàng theo dõi.
Hướng dẫn học bài 18: Ôn tập cuối học kì I trang 142 sgk tiếng việt 2 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Tiết 3 + 4
Đọc và làm bài tập: Trên chiếc bè
Đọc hiểu:
1. Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?
2. Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?
3. Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?
4. Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến?
5. Em cần đặt thêm 2 dấu chấm còn thiếu vào những chỗ nào trong đoạn văn sau? Chữ đầu câu cần viết như thế nào?
Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi sau đó, hai chú dế kết bạn. Dế Mèn cùng Dế Trũi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.
1. Đôi ban trong câu chuyện rủ nhau đi ngao du thiên hạ.
2. Chiếc bè của đôi bạn được ghép bằng ba bốn lá bèo sen
3. Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ ở chỗ: nước trong vắt trông thấy cả hòn cuội, hai bền bở sông cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới.
4. Từ ngữ cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến là: bái phục nhìn theo, âu yếm ngó theo, lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh văng cả mặt nước.
5. Đặt thêm 2 dấu chấm:
Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi. Sau đó, hai chú dế kết bạn. Dế Mèn cùng Dế Trũi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.
Tiết 5 + 6
1. Nghe và kể lại mẩu chuyện sau: Người trồng na
Gợi ý:
a. Ông cụ trồng cây gì?
b. Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói gì?
c. Vì sao bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối?
d. Ông cụ trả lời thế nào?
2. Qua câu hỏi trả lời của ông cụ, em nghĩ gì về tình cảm của ông cụ với con cháu?
1. Kể chuyện
Một ông cụ lúi húi ngoài vườn, trồng cây na nhỏ. Bà cụ hàng xóm thấy vậy, cười bảo:
- Ông ơi, ông nhiều tuổi sao còn trồng na? Ông trồng chuối có phải nhanh hơn không? Chuối mau ra quả. Còn na, chắc gì ông đã chờ được đến ngày có quả.
Ông cụ đáp:
- Có sao đâu! Tôi không ăn thì có con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng.
2. Qua câu hỏi trả lời của ông cụ, em thấy ông cụ là người rất yêu thương con cháu, luôn nghĩ cho con cháu của mình.
Tiết 7 + 8
Đọc và làm bài tập: Bố vắng nhà
Đọc hiểu:
1. Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?
2. Theo bé, vì sao mẹ lo?
3. Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn?
4. Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B
5. Đọc truyện vui sau. Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than?
Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần ... Bé nói với bố:
- Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.
- Sao con lại nghĩ thế....
- Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: "Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé...".
1. Bên mâm cơm, bé nhận ra điều lạ là bên mâm cơm thật ngon mẹ chỉ ăn qua quýt.
2. Theo bé, mẹ lo vì vắng bố, sáng nay bố vừa đi công tác xa.
3. Bé nghĩ bữa nay bé là người lớn vì bé đã an ủi mẹ, bảo mẹ mai mốt bố về, mẹ ăn thêm cơm, kẻo ốm.
4. Ghép câu:
5. Điền dấu câu
Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần (.) Bé nói với bố:
- Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ.
- Sao con lại nghĩ thế (?)
- Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: "Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé (!)".
Tiết 9 + 10
Đọc thầm và làm bài tập: Bím tóc đuôi sam
1. Chọn đáp án đúng trước câu trả lời đúng
(a). Những ai khen bím tóc của Hà?
a. Tuấn
b. Tuấn và các bạn gái
c. Các bạn gái và thầy cô
(b). Vì sao Hà khóc?
a. Vì Tuấn chế bím tóc của Hà
b. Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã
c. Vì Tuấn xin lỗi Hà
(c). Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
a. Thầy khen bím tóc của Hà đẹp
b. Thầy phê bình Tuấn trêu chọc Hà
c. Thầy bảo Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái.
2, Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc hà rất đẹp.
3. Nối mỗi câu sau với kiểu câu tương ứng:
1. Chọn đáp án đúng:
(a). Những ai khen bím tóc của Hà?
Đáp án: c. Các bạn gái và thầy giáo
(b) Vì sao Hà khóc?
Đáp án: b. Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã
(c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
Đáp án: a. Thầy khen bím tóc của Hà đẹp
2. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: Tóc Hà như thế nào?
3. Nối câu:
Viết
2. Viết 4 - 5 câu về một bạn ở trường em
Gợi ý:
- Ở trường, em chơi thân với bạn nào?
- Hình dáng, tính nết bạn đó thế nào?
- Em thích điều gì ở bạn?
- Tình cảm giữa bạn ấy với em như thế nào?
Ví dụ mẫu:
Ở trường, em chơi thân với bạn Ngọc. Bạn Ngọc có dáng người mảnh mai, bạn rất vui vẻ và hòa đồng với mọi người. Điều em thích ở bạn Ngọc là học giỏi và rất ngoan ngoãn. Tuy chơi chưa được bao lâu nhưng chúng em rất quý mến nhau và cùng giúp đỡ nhau trong học tập.
Giải Tiếng Việt lớp 2 tác phẩm Cái Trống Trường Em, Cô Giáo Lớp Em,... chi tiết. Tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng từ chỉ đặc điểm, từ chỉ sự vật và cách viết một đoạn văn ngắn sao cho sinh động.
Nếu thấy những bài viết mà Giaibaitapsgk cung cấp hữu ích cho việc học của con thì cha mẹ đừng quên tham khảo thêm hướng dẫn giải Toán lớp 2, Khoa học Tự nhiên lớp 2,... đã được chúng tôi tổng hợp. Chúc các em học tập tốt và giành được kết quả đúng với mong muốn của bản thân.