Wave

Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều bài Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng

  • A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
  • B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
  • C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
  • D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.

Câu 2: Một thanh đồng chất tì lên giá đỡ tại O và được giữ nằm cân bằng với hai lực đặt tại A và B như hình vẽ. Vì thanh cân bằng nên hai lực tại A và B sẽ cho hợp lực đặt tại O. Độ lớn của lực tại B là:

Một thanh đồng chất tì lên giá đỡ tại O và được giữ nằm cân bằng với hai lực đặt tại A và B như hình vẽ.

  • A. X = 11 N.
  • B. X = 36 N.
  • C. X = 47 N.
  • D. Không xác định được vì thiếu thông tin.

Câu 3: Chọn câu sai.

  • A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
  • B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
  • C. Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
  • D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.

Câu 4: Cặp lực nào trong hình vẽ là ngẫu lực?

Cặp lực nào trong hình vẽ là ngẫu lực?

  • A. Hình a)
  • B. Hình b)
  • C. Hình c)
  • D. Hình d)

Câu 5: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  • A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
  • B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
  • C. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
  • D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

Câu 6: Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực $\vec{F}$. Tình huống nào sau đây, lực $\vec{F}$ sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?

  • A. Giá của lực $\vec{F}$ không đi qua trục quay.
  • B. Giá của lực $\vec{F}$ song song với trục quay.
  • C. Giá của lực $\vec{F}$ đi qua trục quay.
  • D. Giá của lực $\vec{F}$ có phương bất kì.

Câu 7: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

  • A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
  • B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
  • C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
  • D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.

Câu 8: Lực tác dụng vào vật làm cho vật quay quanh một trục có giá

  • A. song song với trục quay.
  • B. cắt trục quay.
  • C. nằm trong mặt phẳng song song trục quay.
  • D. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 9: Ngẫu lực là hai lực song song,

  • A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
  • B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
  • C. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 10: Đơn vị của mômen lực là:

  • A. m/s.
  • B. N.m.
  • C. kg.m.
  • D. N.kg.

Câu 11: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:

  • A. M = 0,6 N.m.
  • B. M = 600 N.m.
  • C. M = 6 N.m.
  • D. M = 60 N.m.

Câu 12: Hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18N và hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?

  • A. 11,5 cm.
  • B. 22,5 cm.
  • C. 43,2 cm.
  • D. 34,5 cm.

Câu 13: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

  • A. 200 N.m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 2 N.m.
  • D. 2 N/m.

Câu 14: Một vật có khối lượng 3 kg được treo như hình vẽ, thanh AB vuông góc với tường thẳng đứng, CB lệch góc 60° so với phương ngang. Tính lực căng của dây BC và áp lực của thanh AB lên tường khi hệ cân bằng. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

Một vật có khối lượng 3 kg được treo như hình vẽ, thanh AB vuông góc với tường thẳng đứng, CB lệch góc 60° so với phương ngang.

  • A. $T_{BC}=10\sqrt{3}(N);T_{AB}=\sqrt{3}(N)$
  • B. $T_{BC}=20\sqrt{3}(N);T_{AB}=10\sqrt{3}(N)$
  • C. $T_{BC}=30\sqrt{3}(N);T_{AB}=10\sqrt{3}(N)$
  • D. $T_{BC}=5\sqrt{3}(N);T_{AB}=10(N)$

Câu 15: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là:

  • A. 100 N.m.
  • B. 2,0 N.m.
  • C. 0,5 N.m.
  • D. 1,0 N.m.

Câu 16: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

  • A. 7,5 N và 20,5 N.
  • B. 10,5 N và 23,5 N.
  • C. 19,5 N và 32,5 N.
  • D. 15 N và 28 N.

Câu 17: Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20 cm, với F1 = 15 N và có hợp lực F = 25 N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?

  • A. F2 = 10 N, d2 = 12 cm.
  • B. F2 = 30 N, d2 = 22 cm.
  • C. F2 = 5 N, d2 = 10 cm.
  • D. F2 = 20 N, d2 = 2 cm.

Câu 18: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?

  • A. Mặt bàn học.
  • B. Cái tivi.
  • C. Chiếc nhẫn trơn.
  • D. Viên gạch.

Câu 19: Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 125 N.
  • B. 12,5 N.
  • C. 26,5 N.
  • D. 250 N.

Câu 20: Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg, thúng ngô nặng 20 kg. Đòn gánh có chiều dài l,5 m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng, khi đó vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.
  • B. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.
  • C. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.
  • D. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.

Câu 21: Một thanh gỗ dài 1,8 m nặng 30 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc 45°. Biết trọng tâm G của thanh gỗ cách đầu gắn sợi dây 60 cm. Tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

Một thanh gỗ dài 1,8 m nặng 30 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng

  • A. 300 N.
  • B. 200 N.
  • C. 240 N.
  • D. 100 N.

Câu 22: Một vật rắn chịu tác dụng của lực $\vec{F}$ quanh quanh một trục, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là d. Khi tăng lực tác dụng lên 6 lần và giảm d đi 2 lần thì momen của lực $\vec{F}$ tác dụng lên vật.

  • A. Không đổi.
  • B. Tăng hai lần.
  • C. Tăng ba lần.
  • D. Giảm ba lần.

Câu 23: Công thức tính moment lực đối với một trục quay

  • A. $M=F.d$
  • B. $M=\frac{F}{d}$
  • C. $M=\frac{d}{F}$
  • D. $M=F^{2}.d$