Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều bài Năng lượng và công
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài Năng lượng và công - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đơn vị của công là
A. J.
- B. N.
- C. K.
- D. m.
Câu 2: Một lực $\vec{F}$ không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc $\vec{v}$ theo hướng của lực $\vec{F}$. Công suất của lực $\vec{F}$ là:
- A. F.v .
B. F.v$^{2}$.
- C. F.t.
- D. F.v.t.
Câu 3: Công là đại lượng
- A. vô hướng, có thể âm hoặc dương.
B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
- C. vector, có thể âm, dương hoặc bằng không.
- D. vector, có thể âm hoặc dương.
Câu 4: Một người tác dụng một lực có độ lớn không đổi F lên một vật. Trong khoảng thời gian chịu tác dụng của lực F vật đó bị dời chỗ so với vị trí ban đầu một đoạn thẳng có độ dài s. Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?
- A. Người đó đã thực hiện một công A = Fs lên vật.
- B. Người đó nhận công A’ = Fs từ vật.
C. Công mà người đó thực hiện lên vật có giá trị cực đại là Am = Fs.
- D. Công của lực F không thể mang dấu âm.
Câu 5: Công suất là đại lượng
- A. đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
- C. đặc trưng cho mức độ thay đổi vận tốc nhanh hay chậm.
- D. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Câu 6: Chọn câu sai.
- A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
- B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.
- C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.
Câu 7: Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.d.
- B. A = mgh.
- C. A = F.s.sinα.
- D. A = $\frac{1}{2}$mv$^{2}$.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng về công?
A. Công là đại lượng vô hướng.
- B. Giá trị của công không phụ thuộc vào người quan sát.
- C. Công là đại lượng có hướng.
- D. Công là đại lượng vô hướng và luôn dương.
Câu 9: Công suất có độ lớn được xác định bằng:
- A. Giá trị công có khả năng thực hiện.
B. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
- C. Công thực hiện trên một đơn vị độ dài.
- D. Tích của công và thời gian thực hiện công.
Câu 10: Công của trọng lực khi vật rơi tự do:
A. Bằng tích của khối lượng với gia tốc rơi tự do và hiệu độ cao hai đầu quỹ đạo.
- B. Phụ thuộc vào hình dạng và kích thước đường đi.
- C. Chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối đường đi.
- D. Không phụ thuộc vào khối lượng của vật di chuyển.
Câu 11: Một học sinh nâng tạ có khối lượng 80 kg lên cao 60 cm trong t = 0,8 s. Trong trường hợp học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.
- A. 400 W.
- B. 500 W.
C. 600 W.
- D. 700 W.
Câu 12: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60$^{o}$. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Bỏ qua ma sát. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 m là:
- A. 1275 J.
B. 750 J.
- C. 1500 J.
- D. 6000 J.
Câu 13: Một vật khối lượng 8 kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20 N hợp với phương ngang 1 góc α = 30°. Khi vật di chuyển 1 m trên sàn, lực đó thực hiện được công là:
- A. 10 J.
- B. 20 J.
C. 10$\sqrt{3}$ J.
- D. 20$\sqrt{3}$ J.
Câu 14: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.10$^{3}$ kg sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440 m. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều.
- A. 70.10$^{6}$ J.
B. 72.10$^{6}$ J.
- C. 62.10$^{6}$ J.
- D. 75.10$^{6}$ J.
Câu 15: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800 kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103 N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3 m/s thì công suất của động cơ phải bằng (cho g = 9,8 m/s$^{2}$):
- A. 35520 W.
B. 64920 W.
- C. 55560 W.
- D. 32460 W.
Câu 16: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.
A. 40 J.
- B. 2400 J.
- C. 120 J.
- D. 1200 J.
Câu 17: Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là:
- A. 1,8.10$^{6}$ J.
- B. 15.10$^{6}$ J.
- C. 1,5.10$^{6}$ J.
D. 18.10$^{6}$ J.
Câu 18: Cho một vật có khối lượng 8 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.
- A. 3800 (J).
B. 2800 (J).
- C. 4800 (J).
- D. 6800 (J).
Câu 19: Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s$^{2}$) là:
- A. 90 W.
B. 45 W.
- C. 15W.
- D. 4,5W.
Câu 20: Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong 10 s người đó leo được 8 m tính theo phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/s$^{2}$. Công suất người đó thực hiện được tính theo Hp (mã lực 1 Hp = 746 W) là:
- A. 480 Hp.
- B. 2,10 Hp.
- C. l,56 Hp.
D. 0,643 Hp.
Câu 21: ột vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng:
- A. 0 J.
- B. 69,15 J.
C. 138,3 J.
- D. 196 J.
Câu 22: Một vật có khối lượng m = 2 kg rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h, lấy g = 10 m/s$^{2}$. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 2 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động là:
A. 400 W.
- B. 40 W.
- C. 200 W.
- D. 20 W.
Câu 23: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng kiện hàng nặng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:
- A. 40 s.
B. 20 s.
- C. 30 s.
- D. 10 s.