Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều bài Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng về thế năng?
- A. Độ biến thiên thế năng phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
- B. Giá trị của thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
C. Độ biến thiên thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
- D. Giá trị của thế năng và độ biến thiên thế năng đều phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
Câu 2: Thế năng hấp dẫn là đại lượng
- A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
- C. vectơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
- D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 3: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:
- A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
- B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
- D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.
Câu 4: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:
- A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
- B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
- D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.
Câu 5: Khi tăng tốc một vật từ tốc độ v lên tốc độ 2v, động năng của nó
- A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 4 lần.
- C. giảm đi 2 lần.
- D. giảm đi 4 lần.
Câu 6: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
- A. Lực cùng hướng với vận tốc vật.
B. Lực vuông góc với vận tốc vật.
- C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.
- D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.
Câu 7: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là:
- A. $W_{đ}=\frac{1}{2}mv$
- B. $W_{đ}=mv^{2}$
- C. $W_{đ}=2mv^{2}$
D. $W_{đ}=\frac{1}{2}mv^{2}$
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về cơ năng trong trọng trường?
- A. Cơ năng là đại lượng vô hướng luôn dương.
- B. Cơ năng là đại lượng vô hướng luôn âm.
- C. Cơ năng là đại lượng có hướng.
D. Giá trị của cơ năng phụ thuộc vào cả vị trí và tốc độ của vật.
Câu 9: Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao h so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức nào? Chọn mốc tính thế năng ở mặt đất.
A. Wt = mgh.
- B. Wt = $\frac{1}{2}$mgh.
- C. Wt = mg.
- D. Wt = mh.
Câu 10: Chọn phương án đúng. Động năng của một vật thay đổi khi vật
- A. chuyển động thẳng đều.
- B. chuyển động tròn đều.
- C. chuyển động với vận tốc không đổi vo.
D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng. Động năng của một vật tăng khi:
- A. vận tốc của vật giảm.
- B. vận tốc của vật là hằng số.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
- D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.
Câu 12: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s$^{2}$. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là:
A. 0,9 m.
- B. 1,8 m.
- C. 3 m.
- D. 5 m.
Câu 13: Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 10 m/s.
- B. 100 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. 20 m/s.
Câu 14: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
- A. 0,32 m/s.
B. 36 km/h.
- C. 36 m/s.
- D. 10 km/h.
Câu 15: Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc vo = 20 m/s. Xác định cơ năng của vật khi chuyển động?
- A. 0 J.
B. 20 J.
- C. 10 J.
- D. 1 J.
Câu 16: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:
- A. 1,2.10$^{5}$ J.
B. 2,4.10$^{5}$ J.
- C. 3,6.10$^{5}$ J.
- D. 2,4.10$^{4}$ J.
Câu 17: Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng của ô tô tải bằng:
A. 450 kJ.
- B. 69 kJ.
- C. 900 kJ.
- D. 120 kJ.
Câu 18: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s$^{2}$. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng
- A. 0,4 m.
B. 0,8 m.
- C. 0,6 m.
- D. 2 m.
Câu 19: Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 8 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Khi đó vật ở độ cao
A. 0,4 m.
- B. 1,0 m.
- C. 9,8 m.
- D. 32 m.
Câu 20: Một vật có trọng lượng 1 N chuyển động với vận tốc v thì có động năng 1 J. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Khi đó vận tốc của vật bằng:
- A. 0,45 m/s.
- B. 1,0 m/s.
- C. 1,4 m/s.
D. 4,5 m/s.
Câu 21: Một hòn bi khối lượng 20 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 1,6 m so với mặt đất. Cho g = 9,8 m/s$^{2}$. Lấy mốc thế năng gắn với mặt đất, các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật là:
A. 0,16 J; 0,31 J; 0,47 J.
- B. 0,32 J; 0,62 J; 0,47 J.
- C. 0,24 J; 0,18 J; 0,54 J.
- D. 0,18J ; 0,48 J; 0,80 J.
Câu 22: Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 6 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Lấy mốc thế năng tại mặt đất. Tốc độ của vật khi chạm đất là:
- A. 10$\sqrt{2}$ m/s.
- B. 18 m/s.
- C. 20 m/s.
D. 4$\sqrt{21}$ m/s.
Câu 23: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s$^{2}$. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy mốc thế năng tại mặt đất. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt:
- A. 10,22 m/s.
- B. 11,22 m/s.
C. 12,22 m/s.
- D. 13,22 m/s.