Wave

Giải Công dân 8 chân trời bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

Lời giải sách giáo khoa và vở bài tập GDCD lớp 8 SGK Chân Trời Sáng Tạo được chúng tôi sắp xếp theo từng bài học, từng trang. Dựa vào đó các em học sinh có thể dễ dàng tra cứu, tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi. Đồng thời cũng có thêm được những giải đáp chi tiết cho từng câu hỏi để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề, từ đó có thể ứng dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn.

Giải bài 2: Một số bài học về con người và giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước trong sách Khoa học 8 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy kể tên các quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong các hình ảnh dưới đây và chia sẻ hiểu biết về các biểu tượng đó.


Tranh 1: Tháp Eiffel ở Pari, Pháp.

Tranh 2: Nữ thần tự do ở New York, Hoa Kỳ.

Tranh 3: Nhà hát Opera Sydney ở Úc

Tranh 4: Đền Bayon ở Campuchia.

KHÁM PHÁ

1. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1: Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc ngày 20/10/1963 ( theo nghịc quyết số 1940 (XVIII) của Địa Hội đồng Liên Hợp Quốc)....

Thông tin 2: Vào ngày 16/11/1995, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc( UNESCO) đã thông qua ngày Quốc tế Khoan dung và chọn ngày kí vào bản Tuyên bố, đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 của UNESCO.....

- Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích gì?

- Ngày Quốc tế Khoan dung ra đời nhằm mục đích gì?

- Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới để thể hiện như thế nào trong thông tin trên?


- Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng giúp mỗi cánhana luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu; phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác.

- Ngày Quốc tế khoan dung hoặc Ngày Khoan dung Quốc tế là một ngày hành động hàng năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) tuyên bố vào năm 1995 để tạo ra nhận thức cộng đồng về những nguy cơ của việc không bao dung, được tổ chức vào ngày 16 tháng 11.

- Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới để thể hiện: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,...

Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật,....

 

2. Em hãy quan sát các hình ảnh và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu.

Thông tin 1: Té nước là lễ hội lâu đời của người tHái, người Lào và người Khmer. Trong dịp lễ này,.....

Thông tin 2: Pizza là món ăn xuất xứ từ nước Ý. Tuy vậy, đến nay món ăn này không còn chỉ là của riêng.....

Thông tin 3: Kimono là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Nhật. Vfo những dịp lễ tết,....

Thông 4: Lễ hội Rio Carnival được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) là chương trình biểu diễn lớn, rất hoàng tráng và có sức hấp dẫn nhất trên thế giới.....

- Em hãy nêu những nét đặc sắc của các dân tộc trong các hình ảnh, thông tin trên.

- Em hãy nêu thêm một số biểu hiện khác về sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới mà em biết.


- Những nét đặc sắc của các dân tộc trong các hình ảnh, thông tin trên: Té nước của người Thái, Lào, Khmer, Pizza của nước Ý, Kimono của người Nhật, lễ hội RioCarnival ở Brazil.

- Một số biểu hiện khác về sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới mà em biết:

Trung Quốc có hán tự

Lào có Tết Lào

....

3. Hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Trích Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa năm 2001

Điều 1. Đa dạng văn hóa: tài sản chung của nhân loại.

Văn hóa tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau theo thời gian và không gian. Sự đa dạng này tồn tại ở những nét riêng và điểm chung trong bản sắc của các nhóm người, các xã hội.....

Yêu cầu

Em hãy chỉ ra ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.


Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:

Giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu; phát huy được bản sắc dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác.

4. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống 1.

Bạn K và bạn N đi xem văn nghệ ở trường. Khi đến tiết mục văn nghệ của lớp 8B, một bạn người nào biểu diễn tiết mục hát múa truyền thống của đất nước mình. Bạn K tập trung lắng nghe nhưng bạn N lại cười đùa với một số bạn khác.....

Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của bạn N và bạn K trong tình huống trên?

Tình huống 2

Đoàn làm phim đến gần Trường Trung học cơ sở A để quay hình cho bộ phim truyền hình sắp ra mắt. Trong đoàn làm phim, có một diễn viên người da màu....

Theo em, lời nói và hành vi của bạn T có phù hợp hay không? Vì sao?


Tình huống 1:

Bạn K tập trung lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng với bạn và nền văn hóa nước bạn. Mỗi người đều cần tôn trọng tiếng nói, trang phục, tập quán, nghi thức của nước bạn để học hỏi, thành tựu của các dân tộc, các nền văn hóa khác trên thế giới..

Tình huống 2:

Lời nói của bạn T không phù hợp vì mỗi người đều cần tôn trọng tiếng nói, trang phục, tập quán, nghi thức của nước bạn để học hỏi, thành tựu của các dân tộc, các nền văn hóa khác trên thế giới..

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:

a. Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

b. Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

c. Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hoa skhacs nhau.

d. Đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc.

e. Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời.


Các quan điểm a, b, c đều thể hiện sự tôn trọng của mỗi người đối với các dân tộc khác trên thế giới tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ, màu da

Còn quan điểm d, e chưa thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các dân tộc trên thế giới vì vậy vẫn còn có cái nhìn phiến diện.

Câu hỏi 2: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

- Em hãy nhận xét về việc làm của hai bạn trong trường hợp trên.

- Em hãy phân tích biểu hiện của đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới


- Bạn Y và K đã tìm hiểu về những nền văn hóa của các dân tộc khác nhau, không có sự phân biệt mà hai bạn say sưa tìm hiểu về các nền văn hóa của các nước khác và học hỏi về ý nghĩa của điều đó.

- Tôn trọng tiếng nói, trang phục, tập quán, nghi thức; sẵn sàng tiếp thu và học hỏi những tiến bộ, thành tựu của các dân tộc trên thế giới....

Câu hỏi 4: Em hãy xử lí các tình huống sau

Tình huống 1. Anh B là du học sinh tại nước X. Học xong, anh B quyết định ở lại quốc gia đã học và làm việc. Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào Công ti A, mặc dù đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuyển dụng nhưng anh B vẫn bị từ chối. Anh B liên hệ với Công tỉ A để thắc mắc thì được trả lời rằng: "Công ti không nhận người châu Á". Anh B cảm thấy thất vọng nhưng chưa biết nên giải quyết như thế nào.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về quyết định từ chối nhận người của Công ti A?

- Nếu là anh B, em sẽ xử lí như thế nào?

Tình huống 2. Khi tìm hiểu về ẩm thực của các nước trên thế giới, bạn H cùng các bạn đọc và xem nhiều đoạn phim ngắn về cách ăn uống của các nước. Bạn M bỗng dưng cười to và có thái độ khá tiêu cực khi xem đến đoạn ăn bốc bằng tay của một số quốc gia. Bạn M bảo: “Ăn như thế này mất vệ sinh và kém văn minh quá”. Cả lớp đều quay lại nhìn bạn M.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với hành động của bạn M không? Vì sao?

- Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên bạn M như thế nào?


tình huống 1:

- Nhận xét: quyết định từ chối nhận người châu Á vào làm việc của công ty A là hành động không đúng, thể hiện sự phân biệt chủng tộc và văn hóa.

- Nếu là anh B, em sẽ:

+ Viết thư/ email gửi tới bộ phận tuyển dụng để bày tỏ quan điểm bản thân về hành động phân biệt đối xử của công ty.

+ Chứng minh năng lực của bản thân thông qua những hành động phù hợp.

 tình huống 2:

- Em không đồng tình với hành động của bạn M, vì:

+ Mỗi quốc gia, dân tộc có những đặc trưng văn hóa riêng biệt. Ví dụ: người Ấn Độ dùng tay bốc đồ ăn vì họ cho rằng: đồ ăn thức uống mà họ có được là do đáng tối cao ban cho, nên phải đón lấy bằng tay trần một cách thành kính.

+ Hành động của M đã cho thấy, M chưa biết tôn trọng sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên bạn:

+ Giữ trật tự và chăm chú theo dõi đoạn phim về cách ăn uống của các nước.

+ Nên tôn trọng sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

+ Tìm hiểu thêm (qua sách, báo, Internet,…) về các văn hóa truyền thống của các dân tộc khác trên thế giới nhằm nâng cao vốn hiểu biết của bản thân.

Câu 3: Em hãy cùng các bạn xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.


Tham khảo tiểu phẩm: Bình đẳng giữa các dân tộc trong lao động và việc làm

TIỂU PHẨM: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC 

TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

PHẦN 1. DẪN NHẬP

- Người dẫn truyện (trình bày):

Thưa cùng các bạn!

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật, như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động,…

Tiểu phẩm pháp luật “Bình đẳng dân tộc trong lao động, việc làm” dưới đây sẽ gửi tới Quý vị những thông tin về điều đó.

Tiểu phẩm có sự tham gia của các diễn viên sau:

- Bạn ……….. trong vai anh Giàng A Páo (người dân tộc H’mông).

- Bạn ……… trong vai bác Sơn (chủ nhà trọ)

- Bạn ……….. trong vai anh Hùng (nhân viên Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm)

Sau đây, tiểu phẩm xin được phép bắt đầu!

PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU PHẨM

Người dẫn truyện (giới thiệu): Anh Giàng A Páo là người dân tộc H’mông, anh sinh ra và lớn lên ở một bản làng nghèo thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh tham gia làm việc tại một công ty chuyên về lắp ráp linh kiện điện tử tại địa phương. Đầu năm 2022, trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, công ty của anh Páo bị thiếu đơn hàng, nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Không may, anh Páo thuộc đối tượng “dôi dư”, phải nghỉ việc. Anh Páp đã xuống Hà Nội để tìm việc làm. Anh thường xuyên đọc báo, đăng kí các vị trí tuyển dụng nhưng chưa đâu vào đâu cả…

Cảnh 1. Tại phòng trọ của anh Páo

Người dẫn truyện (đọc): Cầm tờ báo trên tay, anh Páo chạy ngay ra ngoài sân, thấy bác Sơn đang chăm sóc cây cảnh, anh vui mừng thông báo với bác

Anh Páo: Bác ơi! Bác xem này, cháu vừa thấy có thông tin tuyển công nhân phù hợp với cháu, bác ạ!

Bác Sơn (đặt bình tưới nước xuống đất, lau nhanh tay, rồi đón lấy tờ báo anh Páo đưa, đọc to thành tiếng”:  “Công ty Công nghệ XYZ chuyên gia công lắp ráp linh kiện điện thoại cần tuyển công nhân, yêu cầu: Độ tuổi: 18-35 tuổi. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp THPT trở lên. Tình trạng sức khỏe: Tốt. Người lao động sẽ được hưởng mức lương cơ bản, các khoản phụ cấp và chế độ Bảo hiểm xã hội theo Bộ luật Lao động…

(bác Sơn ngẩng lên nhìn khuôn mặt đang tràn đầy hy vọng của anh Páo, rồi ngần ngại đọc tiếp): Nhưng… Páo ơi, bác bảo này, cháu không để ý à, họ ghi… “không tuyển đối tượng lao động người dân tộc thiểu số…”.

Anh Páo (không đợi bác Sơn nói hết câu, anh vội lấy tờ báo đọc lại, nét mặt buồn bã): Sao lại không tuyển lao động người dân tộc thiểu số nhỉ? Cháu có thâm niên 7 năm làm công nhân lắp ráp linh kiện điện tử rồi. Sao họ không cho thử việc đã rồi hãy quyết định nhận hay không nhận? Sao lại có thể…

Người dẫn truyện (đọc): Thấy anh Páo căng thẳng, bác Sơn nhẹ nhàng động viên

Bác Sơn: Còn nhiều việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của cháu mà. Mình cứ kiên nhẫn tìm kiếm nhất định sẽ tìm được việc làm như ý cháu ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Nói rồi bác Sơn lại tiếp tục với công việc chăm sóc cây của mình, vừa làm, chị vừa thầm nghĩ: “Khổ thân, từ ngày Páo xuống đây ở trọ tại nhà mình, mình thấy nó cũng là người chăm chỉ, thật thà. Từ bản làng nghèo ở vùng biên giới, xuống đất Hà Nội này lập nghiệp, vậy mà,… Mà kể cũng lạ, thời đại nào rồi mà vẫn có công ty phân biệt đối xử giữa người dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Mình phải nghĩ cách gì giúp nó mới được”. Ngẫm nghĩ một hồi, bác chợt nhớ ra mình có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A, bác Sơn ngừng tay, quay sang nói với anh Páo

Bác Sơn: Páo này, bác có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A. Trung tâm ấy cách nhà bác không xa đâu, độ 4-3 km thôi. Hay mai cháu sắp xếp thời gian, đến đó, nhờ họ tư vấn xem thế nào

Anh Páo (nét mặt đầy hi vọng): Ôi, thế thì tốt quá, bác cho cháu xin địa chỉ của trung tâm ấy với ạ, với bác cho cháu xin thông tin liên hệ của cháu bác với, để cháu tiện liên lạc với bạn ấy ạ!

Bác Sơn (vỗ vai Páo): được rồi, để bác vào nhà lấy sổ ghi chép, bác tìm số điện thoại của nó cho cháu. Gớm khổ, bác già rồi, trí nhớ không được tốt!

Anh Páo: Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều lắm ạ!

Cảnh 2. Tại văn phòng của trung tâm giới thiệu việc làm A

Anh Páo (rụt rè, hỏi một nhân viên): Dạ chào anh, tôi muốn gặp anh Trần Văn Hùng, mong anh có thể chỉ giúp tôi anh ấy ngồi làm việc ở vị trí nào ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Người nhân viên ấy hơi ngạc nhiên, nhưng có vẻ nhớ ra điều gì đó, nên anh ấy ngay lập tức tươi vui nét mặt!

Anh Hùng: Chào anh! Tôi là Trần Văn Hùng đây, anh có phải là anh Giàng A Páo không ạ?

Anh Páo: Vâng, chính là tôi đây ạ, sao anh lại…

Anh Hùng (ngắt lời anh Páo, đưa tay mời anh Páo ngồi xuống ghế, rót nước mời): À, hôm qua tôi có nghe chú Sơn nói về trường hợp của anh rồi. Bây giờ, anh muốn tôi tư vấn hay giúp đỡ vấn đề gì ạ?

Anh Páo (vui mừng tình bày): Anh ạ, tôi là công nhân, có thâm niên 7 năm làm trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử. Hôm qua tôi đọc báo, thấy 1 công ty điện tử có tuyển dụng lao động, nhưng họ từ chối tiếp nhận hồ sơ của lao động người dân tộc thiểu số. Tôi… tôi muốn hỏi anh xem: các công ty làm như vậy có đúng luật hay không? Vì thực lòng, ngoài chuyện thất nghiệp phải lo miếng cơm manh áo, khi bị kì thị như thế, tôi cũng cảm thấy tổn thương. Dù là dân tộc đa số hay thiểu số, thì chúng ta đều là người Việt Nam mà!

Anh Hùng (nét mặt cảm thông, động viên): Tôi rất hiểu tâm trạng của anh! Xin trả lời câu hỏi của anh: công ty nào làm như vậy là trái quy định của pháp luật! Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định cụ thể về khái niệm phân biệt đối xử trong lao động như sau (vừa nói, anh Hùng vừa mở sách, chỉ cho anh Páo xem): “Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp”. Như vậy, việc công ty nào từ chối hồ sơ của anh vì lý do anh là người dân tộc thiểu số thì hành động đó có thể coi là phân biệt đối xử trong lao động. (Ngừng một chút, ngấp ngụm nước, anh Hùng nói tiếp), hơn nữa: căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Bộ luật lao động năm 2019, phân biệt đối xử trong lao động cũng là một hành vi bị nghiêm cấm.

Anh Páo (hồi hộp hỏi tiếp): Pháp luật đã nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử trong lao động, vậy tại sao các công ty vẫn làm như vậy nhỉ?

Anh Hùng (mỉm cười, đáp): Cũng có vài trường hợp đến đây nhờ chúng tôi tư vấn về vấn đề này rồi. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: nhiều doanh nghiệp có tâm lí e ngại người lao động dân tộc thiểu số, vì họ cho rằng: trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận với kĩ thuật, công nghệ của người dân tộc thiểu số còn hạn chế; hoặc họ cũng mang tâm lí e ngại một số vấn đề về phong tục, tập quán,… hoặc, xin lỗi, mong anh thông cảm, một số người tuyển dụng lao động còn nói với tôi rằng họ sợ bị bùa, ngải gì đó….

Anh Páo (tỏ thái độ bức xúc): Thật không công bằng, sự khác nhau về thành phần dân tộc không thể nào phản ánh về trình độ hiểu biết, nhận thức của con người. Rất nhiều người dân tộc thiểu số nhưng họ có trình độ hiểu biết cao, có cống hiến lớn cho sự phát triển của đất nước và xã hội. Về văn hóa, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng; văn hóa của dân tộc nào cũng có cái hay, cái đẹp đáng để học hỏi; nhưng cũng có những nét văn hóa lạc hậu so với thời đại mới. Tôi thừa nhận là ở các dân tộc thiểu số như chúng tôi vẫn còn tồn tại một số phong tục không phù hợp, chẳng hạn như: tục tảo hôn, kết hôn cận huyết… Tuy nhiên, người dân tộc Kinh, dù là dân tộc đa số, nhưng cũng tồn tại các vấn đề như: mê tín dị đoan; tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình, gây tốn kém và lãng phí,… Anh thấy tôi nói vậy có đúng không?

Anh Hùng (vui vẻ đáp): Vâng, anh nói đúng. Sự phân biệt, kì thị dân tộc thiểu số chỉ xảy ra ở một số doanh nghiệp thôi, chứ không phải tất cả anh nhé! Vẫn có rất nhiều doanh nghiệp khác vẫn làm đúng quy định của pháp luật. Là do anh chưa có “duyên” gặp họ hoặc trong thời điểm này họ không có nhu cầu tuyển dụng lao động mà thôi…

Anh Páo (Gương mặt trông đã dễ chịu hơn rất nhiều, anh tươi cười nói): Cảm ơn anh đã cho tôi hiểu biết thêm các quy định của pháp luật. Khi biết được những quy định như anh vừa nói thì tôi có đủ tự tin để đi xin việc rồi. Tiện đây, cho tôi hỏi thêm mới đây có Công ty nào trên địa bàn thành phố ta đang tuyển dụng lao động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử không ạ?

Anh Hùng (vui vẻ đáp): Có đấy anh ạ! Một số công ty vừa mới gửi Thông báo tuyển dụng về Trung tâm chiều hôm qua. Tôi đã dán ở bảng Thông báo ngoài kia, anh có thể ra tra cứu, tham khảo xem vị trí nào, công ty nào phù hợp với mình thì mình nộp hồ sơ nhé! Trong quá trình tìm việc làm và gửi hồ sơ ứng tuyển, nếu có vướng mắc gì cần tư vấn, anh cứ liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh!

Anh Páo (mừng rỡ): Vâng, vâng, tôi cảm ơn anh ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Anh Páo ra bảng thông báo của Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, xem các thông báo tuyển lao động, trong lòng anh ngập tràn niềm tin, anh nghĩ mình sẽ xin được việc trong thời gian sớm nhất.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy lựa chọn nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc trên thế giới và chia sẻ với bạn.


Giới thiệu một số nét đặc sắc về văn hóa của người dân Ni-giê-ri-a

Trình bày:

- Ni-giê-ri-a là nước đông dân nhất châu Phi, với hơn 250 bộ tộc cùng chung sống, tạo nên nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Quốc gia này có tới 521 hệ ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 510 ngôn ngữ dùng trong đời sống hằng ngày.

- Ẩm thực Ni-giê-ri-a sử dụng nhiều gia vị thảo dược và dầu cọ để tạo ra các món ăn có hương vị đậm đà. Đặc biệt, ớt là gia vị không thể thiếu. Món ăn nổi tiếng là cơm giô-lốp, nấu từ gạo, cà chua, hành và ớt, “cay và nóng hơn cả Mặt trời".

- Vì có nhiều bộ tộc nên Ni-giê-ri-a cũng có nhiều trang phục truyền thống với điểm chung là đều sử dụng màu sắc sặc sỡ, mặc kèm nhiều phụ kiện và trang sức.

- Ni-giê-ri-a cũng là nơi có nhiều lễ hội độc đáo như lễ hội hoá trang, lễ hội bắt cá, đặc biệt là lễ hội khoai lang, diễn ra vào cuối mùa mưa.

Câu 2: Em hãy làm việc nhóm để xây dựng một tiểu phẩm và sắm vai trước lớp nhằm phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.


Tham khảo tiểu phẩm: Bình đẳng giữa các dân tộc trong lao động và việc làm

TIỂU PHẨM: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

PHẦN 1. DẪN NHẬP

- Người dẫn truyện (trình bày):

Thưa cùng các bạn!

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật, như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động,…

Tiểu phẩm pháp luật “Bình đẳng dân tộc trong lao động, việc làm” dưới đây sẽ gửi tới Quý vị những thông tin về điều đó.

Tiểu phẩm có sự tham gia của các diễn viên sau:

- Bạn ……….. trong vai anh Giàng A Páo (người dân tộc H’mông).

- Bạn ……… trong vai bác Sơn (chủ nhà trọ)

- Bạn ……….. trong vai anh Hùng (nhân viên Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm)

Sau đây, tiểu phẩm xin được phép bắt đầu!

PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU PHẨM

Người dẫn truyện (giới thiệu): Anh Giàng A Páo là người dân tộc H’mông, anh sinh ra và lớn lên ở một bản làng nghèo thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh tham gia làm việc tại một công ty chuyên về lắp ráp linh kiện điện tử tại địa phương. Đầu năm 2022, trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, công ty của anh Páo bị thiếu đơn hàng, nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Không may, anh Páo thuộc đối tượng “dôi dư”, phải nghỉ việc. Anh Páp đã xuống Hà Nội để tìm việc làm. Anh thường xuyên đọc báo, đăng kí các vị trí tuyển dụng nhưng chưa đâu vào đâu cả…

Cảnh 1. Tại phòng trọ của anh Páo

Người dẫn truyện (đọc): Cầm tờ báo trên tay, anh Páo chạy ngay ra ngoài sân, thấy bác Sơn đang chăm sóc cây cảnh, anh vui mừng thông báo với bác

Anh Páo: Bác ơi! Bác xem này, cháu vừa thấy có thông tin tuyển công nhân phù hợp với cháu, bác ạ!

Bác Sơn (đặt bình tưới nước xuống đất, lau nhanh tay, rồi đón lấy tờ báo anh Páo đưa, đọc to thành tiếng”: “Công ty Công nghệ XYZ chuyên gia công lắp ráp linh kiện điện thoại cần tuyển công nhân, yêu cầu: Độ tuổi: 18-35 tuổi. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp THPT trở lên. Tình trạng sức khỏe: Tốt. Người lao động sẽ được hưởng mức lương cơ bản, các khoản phụ cấp và chế độ Bảo hiểm xã hội theo Bộ luật Lao động…

(bác Sơn ngẩng lên nhìn khuôn mặt đang tràn đầy hy vọng của anh Páo, rồi ngần ngại đọc tiếp): Nhưng… Páo ơi, bác bảo này, cháu không để ý à, họ ghi… “không tuyển đối tượng lao động người dân tộc thiểu số…”.

Anh Páo (không đợi bác Sơn nói hết câu, anh vội lấy tờ báo đọc lại, nét mặt buồn bã): Sao lại không tuyển lao động người dân tộc thiểu số nhỉ? Cháu có thâm niên 7 năm làm công nhân lắp ráp linh kiện điện tử rồi. Sao họ không cho thử việc đã rồi hãy quyết định nhận hay không nhận? Sao lại có thể…

Người dẫn truyện (đọc): Thấy anh Páo căng thẳng, bác Sơn nhẹ nhàng động viên

Bác Sơn: Còn nhiều việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của cháu mà. Mình cứ kiên nhẫn tìm kiếm nhất định sẽ tìm được việc làm như ý cháu ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Nói rồi bác Sơn lại tiếp tục với công việc chăm sóc cây của mình, vừa làm, chị vừa thầm nghĩ: “Khổ thân, từ ngày Páo xuống đây ở trọ tại nhà mình, mình thấy nó cũng là người chăm chỉ, thật thà. Từ bản làng nghèo ở vùng biên giới, xuống đất Hà Nội này lập nghiệp, vậy mà,… Mà kể cũng lạ, thời đại nào rồi mà vẫn có công ty phân biệt đối xử giữa người dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Mình phải nghĩ cách gì giúp nó mới được”. Ngẫm nghĩ một hồi, bác chợt nhớ ra mình có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A, bác Sơn ngừng tay, quay sang nói với anh Páo

Bác Sơn: Páo này, bác có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A. Trung tâm ấy cách nhà bác không xa đâu, độ 4-3 km thôi. Hay mai cháu sắp xếp thời gian, đến đó, nhờ họ tư vấn xem thế nào

Anh Páo (nét mặt đầy hi vọng): Ôi, thế thì tốt quá, bác cho cháu xin địa chỉ của trung tâm ấy với ạ, với bác cho cháu xin thông tin liên hệ của cháu bác với, để cháu tiện liên lạc với bạn ấy ạ!

Bác Sơn (vỗ vai Páo): được rồi, để bác vào nhà lấy sổ ghi chép, bác tìm số điện thoại của nó cho cháu. Gớm khổ, bác già rồi, trí nhớ không được tốt!

Anh Páo: Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều lắm ạ!

Cảnh 2. Tại văn phòng của trung tâm giới thiệu việc làm A

Anh Páo (rụt rè, hỏi một nhân viên): Dạ chào anh, tôi muốn gặp anh Trần Văn Hùng, mong anh có thể chỉ giúp tôi anh ấy ngồi làm việc ở vị trí nào ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Người nhân viên ấy hơi ngạc nhiên, nhưng có vẻ nhớ ra điều gì đó, nên anh ấy ngay lập tức tươi vui nét mặt!

Anh Hùng: Chào anh! Tôi là Trần Văn Hùng đây, anh có phải là anh Giàng A Páo không ạ?

Anh Páo: Vâng, chính là tôi đây ạ, sao anh lại…

Anh Hùng (ngắt lời anh Páo, đưa tay mời anh Páo ngồi xuống ghế, rót nước mời): À, hôm qua tôi có nghe chú Sơn nói về trường hợp của anh rồi. Bây giờ, anh muốn tôi tư vấn hay giúp đỡ vấn đề gì ạ?

Anh Páo (vui mừng tình bày): Anh ạ, tôi là công nhân, có thâm niên 7 năm làm trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử. Hôm qua tôi đọc báo, thấy 1 công ty điện tử có tuyển dụng lao động, nhưng họ từ chối tiếp nhận hồ sơ của lao động người dân tộc thiểu số. Tôi… tôi muốn hỏi anh xem: các công ty làm như vậy có đúng luật hay không? Vì thực lòng, ngoài chuyện thất nghiệp phải lo miếng cơm manh áo, khi bị kì thị như thế, tôi cũng cảm thấy tổn thương. Dù là dân tộc đa số hay thiểu số, thì chúng ta đều là người Việt Nam mà!

Anh Hùng (nét mặt cảm thông, động viên): Tôi rất hiểu tâm trạng của anh! Xin trả lời câu hỏi của anh: công ty nào làm như vậy là trái quy định của pháp luật! Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định cụ thể về khái niệm phân biệt đối xử trong lao động như sau (vừa nói, anh Hùng vừa mở sách, chỉ cho anh Páo xem): “Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp”. Như vậy, việc công ty nào từ chối hồ sơ của anh vì lý do anh là người dân tộc thiểu số thì hành động đó có thể coi là phân biệt đối xử trong lao động. (Ngừng một chút, ngấp ngụm nước, anh Hùng nói tiếp), hơn nữa: căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Bộ luật lao động năm 2019, phân biệt đối xử trong lao động cũng là một hành vi bị nghiêm cấm.

Anh Páo (hồi hộp hỏi tiếp): Pháp luật đã nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử trong lao động, vậy tại sao các công ty vẫn làm như vậy nhỉ?

Anh Hùng (mỉm cười, đáp): Cũng có vài trường hợp đến đây nhờ chúng tôi tư vấn về vấn đề này rồi. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: nhiều doanh nghiệp có tâm lí e ngại người lao động dân tộc thiểu số, vì họ cho rằng: trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận với kĩ thuật, công nghệ của người dân tộc thiểu số còn hạn chế; hoặc họ cũng mang tâm lí e ngại một số vấn đề về phong tục, tập quán,… hoặc, xin lỗi, mong anh thông cảm, một số người tuyển dụng lao động còn nói với tôi rằng họ sợ bị bùa, ngải gì đó….

Anh Páo (tỏ thái độ bức xúc): Thật không công bằng, sự khác nhau về thành phần dân tộc không thể nào phản ánh về trình độ hiểu biết, nhận thức của con người. Rất nhiều người dân tộc thiểu số nhưng họ có trình độ hiểu biết cao, có cống hiến lớn cho sự phát triển của đất nước và xã hội. Về văn hóa, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng; văn hóa của dân tộc nào cũng có cái hay, cái đẹp đáng để học hỏi; nhưng cũng có những nét văn hóa lạc hậu so với thời đại mới. Tôi thừa nhận là ở các dân tộc thiểu số như chúng tôi vẫn còn tồn tại một số phong tục không phù hợp, chẳng hạn như: tục tảo hôn, kết hôn cận huyết… Tuy nhiên, người dân tộc Kinh, dù là dân tộc đa số, nhưng cũng tồn tại các vấn đề như: mê tín dị đoan; tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình, gây tốn kém và lãng phí,… Anh thấy tôi nói vậy có đúng không?

Anh Hùng (vui vẻ đáp): Vâng, anh nói đúng. Sự phân biệt, kì thị dân tộc thiểu số chỉ xảy ra ở một số doanh nghiệp thôi, chứ không phải tất cả anh nhé! Vẫn có rất nhiều doanh nghiệp khác vẫn làm đúng quy định của pháp luật. Là do anh chưa có “duyên” gặp họ hoặc trong thời điểm này họ không có nhu cầu tuyển dụng lao động mà thôi…

Anh Páo (Gương mặt trông đã dễ chịu hơn rất nhiều, anh tươi cười nói): Cảm ơn anh đã cho tôi hiểu biết thêm các quy định của pháp luật. Khi biết được những quy định như anh vừa nói thì tôi có đủ tự tin để đi xin việc rồi. Tiện đây, cho tôi hỏi thêm mới đây có Công ty nào trên địa bàn thành phố ta đang tuyển dụng lao động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử không ạ?

Anh Hùng (vui vẻ đáp): Có đấy anh ạ! Một số công ty vừa mới gửi Thông báo tuyển dụng về Trung tâm chiều hôm qua. Tôi đã dán ở bảng Thông báo ngoài kia, anh có thể ra tra cứu, tham khảo xem vị trí nào, công ty nào phù hợp với mình thì mình nộp hồ sơ nhé! Trong quá trình tìm việc làm và gửi hồ sơ ứng tuyển, nếu có vướng mắc gì cần tư vấn, anh cứ liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh!

Anh Páo (mừng rỡ): Vâng, vâng, tôi cảm ơn anh ạ!

Người dẫn truyện (đọc): Anh Páo ra bảng thông báo của Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, xem các thông báo tuyển lao động, trong lòng anh ngập tràn niềm tin, anh nghĩ mình sẽ xin được việc trong thời gian sớm nhất.

Khám phá hướng dẫn giải vở bài tập GDCD lớp 8 sách Chân Trời Sáng Tạo bài 1, 2, 3,... Dựa vào đó các em có thể tiếp cận với chương trình tương ứng với một bài học, cũng như đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi tình huống, câu hỏi luyện tập và vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống thực tế.

Nếu thấy bài nội dung học tốt và hướng dẫn giải bài tập GDCD 8 Chân trời sáng tạo của Giaibaitapsgk hữu ích đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức khác. Bên cạnh bộ lời giải sách giáo khoa chúng tôi cung cấp bộ tài liệu hướng dẫn giải VBT GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo chi tiết theo từng bài và theo sát chương trình mới trong năm 2023.