Giải khoa học 4 VNEN bài 5: Bạn ăn như thế nào để đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể?
Mỗi câu hỏi trong 35 bài học thuộc SGK lớp Cánh Diều sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức quan trọng, nhanh chóng soạn bài mới. 35 bài học được Giaibaitapsgk chia nhỏ thành tập 1, tập 2 nên việc tra cứu cũng tương đối thuận tiện, nhanh chóng. Trong đó cung cấp lời giải cho ba phần trọng tâm của bài học là: Hđ cơ bản, Hđ thực hành và Hđ ứng dụng.
Giải bài 5: Bạn ăn như thế nào để đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể? - Sách hướng dẫn học khoa học 4 tập 1 trang 18. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế và trả lời:
a. Kể tên các loại thức ăn mà gia đình em đã dùng trong ba bữa gần đây nhất?
b. Các bữa đó đã đủ 4 nhóm thức ăn chưa?
a. Tên các loại thức ăn mà gia đình em đã dùng trong ba bữa gần đây nhất:
- Bữa sáng: Sữa tươi, bánh mì, trứng ốp
- Bữa trưa: cơm, thịt lợn, rau muống, dưa hấu, cá kho
- Bữa tối: Cơm, cá kho, thịt gà, rau cải xanh, cam.
b. Những bữa đó đủ 4 nhóm thức ăn: chất đạm, chất béo, chất đường bột và vitamin, chất khoáng.
2. Đọc và trả lời:
a. Đọc thông tin về các bữa ăn trong ba ngày của bạn Tri: (sgk trang 18)
b. Trả lời câu hỏi:
Các bữa ăn trong ba ngày của bạn Tri đã đủ 4 nhóm thức ăn chưa? Vì sao?
- Các bữa ăn tron ba ngày của bạn Tri chưa đủ 4 nhóm thức ăn.
- Vì những bữa ăn của bạn còn quá đơn giản, chủ yếu chỉ có rau củ và cơm, các thức ăn chất đạm và chất béo còn rất ít, không đủ cung cấp cho cơ thể.
3. Quan sát và trình bày
a. Quan sát thức ăn được phân chia vào các tầng trong hình "tháp dinh dưỡng" sau: (trang 19 sgk)
b. Dựa vào "tháp dinh dưỡng", lần lượt các bạn giới thiệu:
Những loại thức ăn cần ăn đủ
Những loại thức ăn cần ăn vừa phải
Những loại thức ăn cần ăn có mức độ
Những loại thức ăn cần ăn ít
Những loại thức ăn cần ăn hạn chế.
Dựa vào "tháp dinh dưỡng" em thấy:
- Những loại thức ăn cần ăn đủ là: lương thực, rau, củ, quả
- Những loại thức ăn cần ăn vừa phải là: cá, tôm, cua, đậu, đỗ, thịt
- Những loại thức ăn cần ăn có mức độ là: lạc, vừng, dầu ăn, mỡ lợn, phô mai
- Những loại thức ăn cần ăn ít là: đường
- Những loại thức ăn cần ăn hạn chế là: muối
4. Đọc và trả lời
a. Đọc nội dung sau: (sgk trang 20)
b. Trả lời câu hỏi:
- Vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Em thấy cần bổ sung những loại thức ăn nào để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể?
- Cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn vì không một loại thức ăn đồ uống nào có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Để có sức khỏe tốt chúng ta nên ăn nhiều loại thức ăn, thường xuyên thay đổi món ăn và phải uống đủ nước.
- Đối với bản thân em, em cần bổ sung ăn lạc, vừng, thịt mỡ... để cơ thể có thể béo hơn.
B. Hoạt động thực hành
1. Quan sát và lựa chọn
a. Quan sát tranh các loại thức ăn, đồ uống bày bán ở "siêu thị đồ ăn" sau đây: (trang 20 sgk)
b. Lựa chọn tên thức ăn, đồ uống cho 3 ngày và viết vào bảng nhóm
Ngày | Tên các loại thức ăn |
Ngày thứ nhất | |
Ngày thứ hai | |
Ngày thứ ba |
Ngày | Tên các loại thức ăn |
Ngày thứ nhất | xôi, ngô, cơm, rau muống luộc, đậu xào thịt, thịt kho, canh cua mồng tơi, chôm chôm, chanh, nước lọc |
Ngày thứ hai | cháo, sắn luộc, đậu nhồi thịt, nộm, dưa chua, nem rán, dưa hấu, canh cá, cơm, sữa chua, nước lọc |
Ngày thứ ba | bánh mì, sữa tươi, cơm, lạc, chuối, tép rang, mướp đắng nhồi thịt, trứng luộc, canh cá, nước lọc |
2. Giới thiệu và thảo luận
C. Hoạt động ứng dụng
2. Tìm hiểu, nhận xét thực đơn bữa ăn của gia đình
a. Ghi lại thực đơn từ 3 đến 7 ngày của gia đình em theo bảng sau:
Ngày thứ/ Bữa ăn | Sáng | Trưa + xế chiều | Tối + khuya |
Thứ nhất |
|
|
|
Thứ hai |
|
|
|
Thứ ba |
|
|
|
Thứ tư |
|
|
|
Thứ năm |
|
|
|
Thứ sáu |
|
|
|
Thứ bảy |
|
|
|
b. Sự phối hợp các loại thức ăn của gia đình em đã đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng chưa?
a. Hoàn thành bảng:
Ngày thứ/ Bữa ăn | Sáng | Trưa + xế chiều | Tối + khuya |
Thứ nhất | Phở bò | cơm, thịt kho, xúp lơ luộc, canh cá nấu chua, dưa hấu | cơm, nem rán, nộm xoài thịt, canh cua mồng tơi, cam, sữa |
Thứ hai | Mì trứng | cơm, tôm rim, dưa chua, canh khổ qua nhồi thịt, lạc rang, chuối. | cơm, cá kho, bắp cải xào, canh rau cải thịt băm, chuối |
Thứ ba | Bánh mì thịt + sữa | cơm, khoai tây xào, gà xào sả ớt, đậu phụ nhồi thịt, canh rau ngót, sữa chua | cơm, thịt cuốn lá lốt, nộm xoài tôm thịt, canh rau đay, cam, sữa |
Thứ tư | Bánh cuốn giò | cơm chiên hải sản, xalat rau củ, sữa chua | lẩu gà lá giang |
Thứ năm | Phở bò | cơm, cánh gà chiên nước mắm, đậu sốt cà chua, canh ngêu, chôm chôm | cơm, thịt bò xào hoa thiên lí, canh xương bí, trứng rán, cam |
Thứ sáu | Bánh mì + trứng ốp + sữa | cơm, cá kho, lạc rang, ngọn su su xào tỏi, canh kim chi. | phở xào hải sản, sữa chua |
Thứ bảy | Bún cá | cơm, giò rim, canh chuối om ốc, rau củ luộc, dưa hấu. | phở cuốn (tôm, thịt, giò, trứng, cà rốt, dưa chuột, rau), táo tàu. |
b. Theo em, sự phối hợp các loại thức ăn của gia đình em đã đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Để nâng cao kiến thức môn lớp các em học sinh có thể tham khảo bộ đề thi nâng cao, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Đây là những tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức của mình.
Không chỉ các em học sinh mà các vị phụ huynh cũng có thể tham khảo hướng dẫn giải bài tập lớp VNEN của chúng tôi để hiểu hơn về lộ trình học, cách giải bài tập. Từ đó có thể tự tin đồng hành cùng con trên chặng đường sắp tới. Chúc các em học tốt và giành điểm số cao.