Wave

Giải khoa học 4 VNEN bài 12: Nước có những tính chất gì?

Mỗi câu hỏi trong 35 bài học thuộc SGK lớp  Cánh Diều sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức quan trọng, nhanh chóng soạn bài mới. 35 bài học được Giaibaitapsgk chia nhỏ thành tập 1, tập 2 nên việc tra cứu cũng tương đối thuận tiện, nhanh chóng. Trong đó cung cấp lời giải cho ba phần trọng tâm của bài học là: Hđ cơ bản, Hđ thực hành và Hđ ứng dụng.

Giải bài 12: Nước có những tính chất gì? - Sách hướng dẫn học khoa học 4 tập 1 trang 44. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động cơ bản

1. Thực hiện các hoạt động

a. Lấy một cốc nước uống (hình 1) và một cốc sữa (hình 2)

b. Hãy ngửi và nếm xem nước có mùi gì, vị gì?

c. Quan sát, so sánh màu của nước với màu của sữa.

d. Lấy bảng 1 ở góc học tập và viết kết quả quan sát vào bảng 1:

 

Nước

Sữa

Vị (em nếm được)

 

 

Mùi (em ngửi thấy)

 

 

Màu (em nhìn thấy)

 

 


Hoàn thành bảng:

 

Nước

Sữa

Vị (em nếm được)

Không vị

Ngọt

Mùi (em ngửi thấy)

Không mùi

Mùi thơm

Màu (em nhìn thấy)

Không màu, trong suốt

Màu trắng

2. Làm thí nghiệm

a. Đổ nước lên một tấm kính (hoặc nhựa, gỗ…) đặt nằm nghiêng trên một khay như hình 3 và nhận xét:

  • Nước chảy như thế nào trên mặt kính?
  • Xuống khay, nước chảy tiếp tục như thế nào?

b. Đặt chiếc khăn khô vào khay, đổ từ từ nước vào khăn. Hãy cho biết điều gì xảy ra với chiếc khăn


a. Khi đổ nước vào tấm kính từ trên xuống, nước sẽ lan ra khắp mọi phía.

b. Đặt chiếc khăn khô vào khay, đổ từ từ nước vào khăn. Nước từ từ thấm vào khăn, làm chiếc khăn từ khô chuyển sang ướt.

3. Thực hành và nhận xét

a. Chuẩn bị: Muối, đường, cát và 3 cốc nước, đánh dấu các cốc theo thứ tự 1, 2, 3 (hình 4)

b. Cho một chút đường vào cốc 1, một chút muối vào cốc 2, một chút cát vào cốc 3 rồi khuấy đều.

c. Chất nào tan, chất nào không tan trong nước?


Khi cho một chút đường vào cốc 1, một chút muối vào cốc 2, một chút cát vào cốc 3 rồi khuấy đều, ta thấy:

  • Đường và muối tan trong nước
  • Cát không tan được trong nước

4. Đọc và viết

Viết vào vở các tính chất của nước


Tính chất của nước là:

  • Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị
  • Nước có thể thấm qua một số vật
  • Nước Có thể hòa tan một số chất

B. Hoạt động thực hành

1. Quan sát và thảo luận

a. Trong các hình từ 5 đến 8, con người sử dụng những tính chất nào của nước

b. Còn các hoạt động nào khác các hoạt động trong hình trên cũng sử dụng những tính chất của nước.


a. Trong các hình từ 5 đến 8, con người sử dụng những tính chất của nước gồm: Nước thấm qua một số vật, nước làm tan một số chất.

b. Những hoạt động khác sử dụng tính chất của nước là:

  • Nước bị đổ ra bàn lấy khăn giấy lau nước (nước thấm qua một số đồ vật).
  • Dùng nước để pha nước chanh (nước hòa tan một số chất)
  • Dùng nước để nấu cơm (không màu, không mùi, không vị)

2. Thảo luận và hoàn thành bảng

Thảo luận và viết vào bảng ứng dụng từng tính chất của nước

Tính chất của nước

Ứng dụng trong thực tế

Chảy từ cao xuống thấp

Ví dụ: Các mái nhà thường được làm nghiêng để nhanh thoát nước khi mưa

Thấm qua một số vật

 

Không thấm qua một số vật

 

Hòa tan một số chất

 


Tính chất của nước

Ứng dụng trong thực tế

Chảy từ cao xuống thấp

Ví dụ: Các mái nhà thường được làm nghiêng để nhanh thoát nước khi mưa

Thấm qua một số vật

Sử dụng khăn để lau cơ thể sau khi tắm, vì khăn tắm thấm nước, giúp làm khô cơ thể.

Không thấm qua một số vật

Mặc áo mưa khi trời mưa vì nước mưa không thấm nước.

Hòa tan một số chất

Dùng nước để pha nước chanh, đường vì đường và chanh tan trong nước.

Để nâng cao kiến thức môn lớp các em học sinh có thể tham khảo bộ đề thi nâng cao, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Đây là những tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức của mình.

Không chỉ các em học sinh mà các vị phụ huynh cũng có thể tham khảo hướng dẫn giải bài tập lớp VNEN của chúng tôi để hiểu hơn về lộ trình học, cách giải bài tập. Từ đó có thể tự tin đồng hành cùng con trên chặng đường sắp tới. Chúc các em học tốt và giành điểm số cao.