Wave

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối tri thức bài bài 9 Đi học vui sao

Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn giúp các em học sinh nhanh chóng ôn luyện kiến thức, cũng như nhanh chóng tìm được lỗ hổng kiến thức trước kì thi siêu hiệu quả. Mỗi bộ câu hỏi trắc nghiệm đều được biên soạn và theo sát với chương trình trong năm học trong sách Kết Nối Tri Thức.

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tiếng việt 3 bài 8 Đi học vui sao. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Bài thơ “Đi học vui sao” do ai sáng tác?

  • A. Phạm Anh Xuân
  • B. Phạm Hổ
  • C. Phạm Tiến Duật
  • D. Khuyết danh

Câu 2: Thời tiết lúc đến trường như thế nào?

  • A. Trời mưa, gió thổi mạnh đến mức không đi nổi.
  • B. Thời tiết đẹp, có cái nắng và có cái gió.
  • C. Thời tiết âm u, mang nhiều điều không may.
  • D. Trời nắng, có làn gió mát, trong lành.

Câu 3: Có những cảnh vật gì trên đường đến trường?

  • A. Nương lúa.
  • B. Cánh cò
  • C. Ô tô, xe buýt, xe máy
  • D. Cả A và B.

Câu 4: Hai câu thơ sau nói về hành động thường thấy gì của học sinh?

"Lật từng trang sách mới

Chao ôi là thơm tho"

  • A. Lật từng trang sách mới
  • B. Ngửi mùi sách mới
  • C. Giở sách ra xem qua nếu nó là sách mới.
  • D. Không đáp án nào là đúng.

Câu 5: Ở trường, các bạn học sinh được cô giáo dạy những gì?

  • A. Dạy chém gió, tán gái, cua trai
  • B. Dạy múa, hát, làm đồ chơi
  • C. Dạy làm bài tập về nhà
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Giờ ra chơi, các bạn học sinh làm gì?

  • A. Học bài, làm bài tập cô giáo giao
  • B. Nô đùa nhau 
  • C. Con trai diễn tập đánh nhau, con gái nhảy dây
  • D. Đá bóng, đá cầu, nhảy dây

Câu 7: Khi tan học, các bạn học sinh ra về trong khung cảnh và cảm xúc như thế nào?

  • A. Vui sướng hát vang, chạy nhảy giữa đồng quê lúa chín vàng
  • B. Buồn rười rượi, lo về mẹ đánh vì ăn trứng ngỗng.
  • C. Vui vẻ đạp xe trên đường đầy ô tô và xe máy.
  • D. Được bố đèo về trên con đường dài và hẹp, cảm xúc nâng nâng, khó tả

Câu 8: Nội dung chính của bài thơ là về gì?

  • A. Một ngày buồn trong đời
  • B. Một kỉ niệm buồn thời học sinh
  • C. Một ngày đi học vui vẻ
  • D. Một kí ức khó quên thời học sinh

Câu 9: Câu thơ “Bình minh nắng xôn xao” có thể được hiểu như thế nào?

  • A. Ánh nắng của buổi bình minh xôn xao với nhau.
  • B. Bình minh nói chuyện xôn xao trong nắng.
  • C. Hiện tượng thiên nhiên “xôn xao” xuất hiện trong ánh nắng sớm.
  • D. Những cậu học trò nói chuyện xôn xao trong ánh nắng của buổi ban mai.

Câu 10: Thời tiết lúc đến trường báo hiệu một ngày học như thế nào cho các bạn nhỏ học sinh?

  • A. Chưa đủ sức để nói trước điều gì
  • B. Một ngày học bổ ích, thú vị và đầy niềm vui
  • C. Một ngày học buồn bã, cô giáo không đến được trường
  • D. Một ngày học với nhiều điều mới lạ

Câu 11: Câu nào sau đây mô tả đúng trình tự của một ngày đi học theo bài thơ?

  • A. Đến trường quên mang đồ, đến lớp cô giáo phạt, về nhà lấy đồ trong sự vội vã, trở lại trường vẫn bị cô giáo phạt, tan học không vui.
  • B. Tan học, đi về nhà, quay lại trường, rồi lại về nhà.
  • C. Đến trường trong một sớm mai đầy nắng và gió, đến lớp học những kiến thức bổ ích, nhưng bị cô cho ở lại lớp vì lỡ đánh bạn.
  • D. Đến trường trong một buổi sáng đẹp trời, khung cảnh thiên nhiên yên bình, rồi đến lớp học những điều hay ho, ra chơi nô đùa nghịch ngợm, tan học trong vui sướng.

Câu 12: Nhịp thơ trong khổ thơ đầu là gì?

  • A. 3/2
  • B. 2/3
  • C. 1/2/2
  • D. 2/1/2

Câu 13: Hai câu thơ sau đây nếu hiểu đúng theo câu từ thì sẽ là gì?

"Bao nhiêu chuyện cổ tích

Cũng có trong sách hay"

  • A. Bao nhiêu chuyện cổ tích hay đều có trong sách hay
  • B. Rất nhiều chuyện cổ tích đều có trong những cuốn sách mà hay, hấp dẫn.
  • C. Nhiều chuyện cổ tích hay đều xuất hiện trong sách giáo khoa
  • D. Truyện cổ tích chỉ xuất hiện ở trong sách hay

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?

  • A. Các câu thơ “Trong lành làn gió mát”, “Dập dờn những cánh cò” đã được tác giả đảo vị ngữ lên đầu, khiến cho câu thơ sai ngữ pháp và ở trong bài thơ này, hai câu chỉ là do tác giả cố nhồi nhét vào để đảm bảo tính thơ.
  • B. Hai dòng đầu và hai dòng cuối của mỗi khổ thơ thường có thể ghép lại thành một câu văn đầy đủ.
  • C. Ngày đi học của các bạn học sinh tốt đẹp, có nhiều điều bổ ích.
  • D. Từ ngữ, văn phong đều ở mức dễ hiểu.

Câu 15: Giả sử em phải kể về một ngày đi học của em, phần nào sau đây em không cần thiết phải đưa vào?

  • A. Tình hình chính trị thế giới đã tác động đến việc học tập của em như thế nào.
  • B. Người đi học cùng em / đưa em đến trường.
  • C. Thời tiết, quang cảnh trên con đường từ nhà đến trường.
  • D. Buổi học có gì đặc biệt không và em học thêm được những điều gì mớ

Khám phá đáp án và lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức để nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Dựa vào đó các em cũng nhanh chóng rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng viết văn của mình.

Hy vọng bộ đề trắc nghiệm kèm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập kiến thức. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức, tài liệu học tập hữu ích khác. Chúc các em học tập tốt và giành được số điểm cao trong kì thi sắp tới.