Wave

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối tri thức bài bài 8 Tạm biệt mùa hè

Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn giúp các em học sinh nhanh chóng ôn luyện kiến thức, cũng như nhanh chóng tìm được lỗ hổng kiến thức trước kì thi siêu hiệu quả. Mỗi bộ câu hỏi trắc nghiệm đều được biên soạn và theo sát với chương trình trong năm học trong sách Kết Nối Tri Thức.

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tiếng việt 3 bài 8 Tạm biệt mùa hè. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1 : Vì sao đêm trước ngay khai giảng Diệu nằm mãi không ngủ được?

  • A. Do trời nóng Diệu không thể ngủ được
  • B. Do Diệu không thích đi khai giảng vào ngày mai
  • C. Háo hức chờ sáng mai đến lớp
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 2: Tác giả của bài đọc “Tạm biệt mùa hè” là ai?

  • A. Trần Tế Xương
  • B. Hàn Mặc Tử
  • C. Vũ Thị Huyền Trang
  • D. Nam Cao

Câu 3: Mùa hè của Diệu được tác giả mô tả là gì?

  • A. Đơn giản
  • B. Tuyệt diệu
  • C. Buồn chán
  • D. Vất vả

Câu 4: Công việc chiều nào Diệu cũng làm gì?

  • A. Đi thả diều trên đồng cỏ cùng các bạn trong làng.
  • B. Theo mẹ đi các vườn thu hái quả.
  • C. Đi chợ bán hàng phụ giúp mẹ.
  • D. Theo mẹ đi bắt sâu, nhỏ cỏ.

Câu 5: Diệu cảm thấy thế nào khi được đến nhiều mảnh vườn với vô vàn trái cây khác nhau?

  • A. Thích thú
  • B. Choàng ngợp
  • C. Vui mừng khôn xiết vì nhà Diệu sắp bán được nhiều tiền
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng / không được đề cập đến?

  • A. Diệu có những buổi ra chợ cùng mẹ trong hè.
  • B. Khu chợ quê nghèo thật giản dị, gần gũi, thân quen.
  • C. Diệu giúp mẹ vận chuyển hàng hoá ra chợ mỗi 3 ngày một lần.
  • D. Diệu yêu những người cô, người bác tảo tần bán từng giỏ cua, mớ tép.

Câu 7: Những từ ngữ như “nô đùa, nhảy nhót, lộn nhào” chỉ gì?

  • A. Thao tác
  • B. Cách hành xử
  • C. Hoạt động
  • D. Chào hỏi

Câu 8: Đâu là một trải nghiệm của Diệu trong hè?

  • A. Đi du lịch với gia đình
  • B. Tham dự fan meeting của Sơn Tùng 
  • C. Triển khai hệ thống thu hái hoa quả tự động
  • D. Đến chơi nhà bà cụ Khởi.

Câu 9: Mùa hè của Diệu khác gì so với hầu hết các bạn khác?

  • A. Bạn bè của Diệu được đi biển còn Diệu phải ở nhà.
  • B. Các bạn khác được chơi cả hè còn Diệu phải đi học thêm suốt mấy tháng trời.
  • C. Diệu được đi Paris với gia đình còn các bạn cùng lớp chỉ được đi du lịch trong nước.
  • D. Các bạn khác có những chuyến du lịch kì thú còn Diệu đi làm việc khác.

Câu 10: Tại sao Diệu thích đến nhà bà cụ mù?

  • A. Diệu khâm phục sự thông thạo của bà cụ dù bà bị mù.
  • B. Bà cụ kể cho Diệu nghe rất nhiều câu chuyện thú vị.
  • C. Bà cụ cho Diệu tiền và tình thương đong đầy dù bà không phải là bà ruột của Diệu.
  • D. Cả A và B.

Câu 11: Tình yêu của Diệu đối với khu chợ quê nghèo cho ta thấy phẩm chất đáng quý gì ở Diệu?

  • A. Tình yêu quê hương, xóm làng; sự trân trọng những thứ nhỏ nhất quanh ta
  • B. Tình yêu vũ trụ bao la
  • C. Cách nhìn cấp tiến về mối quan hệ người người
  • D. Cả B và C.

Câu 12: Việc chiều nào Diệu cũng theo mẹ đi nhiều vườn để thu hái quả thể hiện điều gì?

  • A. Diệu rất nghe lời, phục tùng hiệu lệnh cha mẹ.
  • B. Diệu là người mạnh mẽ, cứng cỏi, không thèm để tâm đến việc đi du lịch.
  • C. Diệu chăm ngoan, biết quan tâm, giúp đỡ mẹ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Ta có thể nói Diệu là người thế nào khi đánh giá việc Diệu quan tâm đến bà cụ mù?

  • A. Diệu là một cô bé đần, tự dựng không đâu đi giúp một người không thân không thích.
  • B. Diệu là một người nhân hậu, còn bé mà đã biết thương người.
  • C. Diệu có tâm hồn trong sáng, trái tim sâu thẳm trong tình yêu đôi lứa.
  • D. Diệu là người xấu, lợi dụng bà cụ để bà cụ kể cho mình nghe những câu chuyện hay.

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Diệu không được đi du lịch đó đây như nhiều người khác nhưng em vẫn có những niềm vui nơi quê nhà.
  • B. Bố cục bài đọc rõ ràng, rành mạch.
  • C. Cách Diệu tạm biệt mùa hè là cách thức chung mà hầu hết học sinh ở làng quê đều làm để bước vào năm học mới.
  • D. Bài đọc cho ta những bài học bổ ích.

Câu 15: Chú ý vào cụm “Mùa hè của Diệu là …” xuất hiện ở đoạn 3 và 4. Việc mở đoạn như vậy có tác dụng gì?

  • A. Nhằm tạo dựng cấu trúc song song, một cấu trúc giúp ích rất nhiều trong các câu chuyện kể về hoạt động trong quá khứ.
  • B. Loại bỏ đi sự rườm rà của câu mở đầu nếu diễn đạt theo cách thông thường.
  • C. Nhằm cho thấy khả năng dụng văn khác bọt của tác giả. Đó là một cách diễn đạt mà ít người có thể làm được và đặt được trong những tình huống thích hợp.
  • D. Nhằm nhấn mạnh vào những kỉ niệm, trải nghiệm khó quên, những thứ thật sự gắn với Diệu vào mùa hè năm đó.

Câu 16: Ý nghĩa của bài đọc là gì?

  • A. Tất cả chúng ta nên học tập bạn Diệu, đó là hãy đi theo mẹ hái quả, đi thăm bà cụ trong làng, trong khu phố và đi ra chợ với mẹ vào mỗi kì nghỉ hè.
  • B. Khám phá, trân trọng, yêu thương những con người, những thứ xung quanh ta, dù là nhỏ nhất hoàn toàn có thể mang lại cho ta những kỉ niệm đáng nhớ, những kiến thức hữu ích, điều mà không phải chỉ có việc đi du lịch tới năm châu bốn biển mới có thể cho ta.
  • C. Điều làm nên sự thành công phải là ở cái chí của người đó thay vì là ở hoàn cảnh gia đình, giống như Diệu nhà nghèo nhưng vẫn vươn lên.
  • D. Cả B và C.

Khám phá đáp án và lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức để nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Dựa vào đó các em cũng nhanh chóng rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng viết văn của mình.

Hy vọng bộ đề trắc nghiệm kèm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập kiến thức. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức, tài liệu học tập hữu ích khác. Chúc các em học tập tốt và giành được số điểm cao trong kì thi sắp tới.