Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối tri thức bài 5 Nhật kí tập bơi
Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn giúp các em học sinh nhanh chóng ôn luyện kiến thức, cũng như nhanh chóng tìm được lỗ hổng kiến thức trước kì thi siêu hiệu quả. Mỗi bộ câu hỏi trắc nghiệm đều được biên soạn và theo sát với chương trình trong năm học trong sách Kết Nối Tri Thức.
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tiếng việt 3 bài 5 nhật kí tập bơi. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác giả của bài đọc “Nhật kí tập bơi” là ai?
- A. Xuân Dương
- B. Hoàng Chí Bảo
C. Nguyễn Ngọc Mai Chi
- D. Nguyễn Thái Bảo.
Câu 2: Bạn nhỏ đến bể bơi với ai?
- A. Bố
B. Mẹ
- C. Bạn học
- D. Anh trai
Câu 3: Bạn ấy được chuẩn bị cho những gì?
- A. Áo phao
- B. Bộ quần áo mới
C. Mũ bơi cùng cặp kính bơi màu hồng
- D. Tất cả phương án trên
Câu 4: Lúc đầu khi đến bể bơi, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
- A. Rất hồi hộp vì không biết bơi sẽ có cảm giác như thế nào, có thể bị đuối nước không.
B. Rất phấn khích vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi cùng cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.
- C. Rất thích thú vì sắp được nô đùa dưới nước, làm mát cơ thể trong những ngày nắng nóng mùa hè.
- D. Rất sợ hãi vì đã từng bị đuối nước.
Câu 5: Ở ngày đầu tiên, bạn nhỏ được cô giáo dạy gì?
- A. Kĩ thuật bơi bướm
- B. Khởi động trước khi bơi
- C. Các quy tắc an toàn bơi
D. Tập thở
Câu 6: Lúc sắp ra về trong ngày đầu tiên, bạn nhỏ đã đạt được kết quả gì và cậu ta cảm thấy ra sao?
- A. Bạn nhỏ không thở được, dù chỉ chút ít nên cảm thấy tuyệt vọng.
- B. Bạn nhỏ đã có thể thở được chút ít nên cảm thấy khá vui.
C. Bạn nhỏ vẫn chưa thở dưới nước được nên cảm thấy hơi buồn.
- D. Bạn nhỏ đã có thể thở tốt và đúng kĩ thuật nên cảm thấy sảng khoái vô cùng.
Câu 7: Ở lần thứ hai đi tập bơi, bạn nhỏ đã có gì thay đổi?
- A. Bạn nhỏ đã bơi rất tốt mà không cần cô giáo ở bên.
B. Bạn nhỏ đã có cảm giác thích đi bơi, đã quen thở dưới nước mà không bị sặc nữa.
- C. Bạn nhỏ chỉ cải thiện được một chút khả năng thở nhưng cậu đã vui hơn.
- D. Không có gì thay đổi bởi một hai ngày chưa có ý nghĩa gì.
Câu 8: Khi đạp chân trong bơi ếch, bạn nhỏ cảm thấy mình giống gì?
- A. Một động viên bơi lội chuyên nghiệp
B. Một con ếch
- C. Michael Phelps
- D. Một con thuyền
Câu 9: Đến lần bơi thứ ba, bạn nhỏ đã làm được những gì?
A. Bạn nhỏ đã biết bơi.
- B. Bạn nhỏ đã bơi được chút ít mặc dù chưa thành thục lắm.
- C. Bạn nhỏ đã bơi được đúng kĩ thuật nhưng còn làm chậm.
- D. Bạn nhỏ mới chỉ bơi được theo kiểu di chuyển trên nước chứ chưa làm đúng kĩ thuật.
Câu 10: Ở lần đầu tập thở dưới nước, bạn nhỏ đã làm được gì?
- A. Thở rất đúng kĩ thuật và sẵn sàng cho học những thứ cao hơn.
- B. Làm được một chút, mặc dù thỉnh thoảng có bị sặc.
- C. Vẫn chưa làm đúng được kĩ thuật.
D. Chưa làm được gì bởi bạn toàn bị sặc.
Câu 11: Trong ngày đầu khi bạn nhỏ sợ đến mức không dám xuống nước nữa, điều gì đã khiến bạn tiếp tục luyện tập?
A. Mẹ vỗ về, động viên và giúp bạn hiểu rằng đấy chỉ là do mình chưa quen.
- B. Cô giáo bắt bạn nhỏ phải thở tốt dưới nước cho bằng được.
- C. Mẹ bảo nếu không làm được thì tối nhịn cơm.
- D. Cô giáo động viên bạn nhỏ bằng những câu chuyện truyền cảm hứng, từ đó bạn nhỏ có nghị lực để tiếp tục.
Câu 12: Ý nào sau đây nói không nói đúng về sự khác biệt giữa tình trạng ngày thứ nhất và hai đi tập bơi của bạn nhỏ?
- A. Ngày thứ nhất chỉ tập thở nhưng ngày thứ hai đã được dạy thêm động tác bơi ếch.
- B. Ngày thứ nhất khi xuống nước bạn nhỏ cảm thấy buồn và sợ nhưng ngày thứ hai đã cảm thấy thích hơn.
- C. Ngày thứ nhất được mẹ an ủi còn ngày thứ hai thì không cần mẹ phải động viên nữa.
D. Ngày thứ nhất bạn chưa biết bơi nhưng ngày thứ hai bạn đã bơi rất tốt.
Câu 13: Qua bài đọc, ta có thể rút ra ý nghĩa gì?
- A. Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản, mà nản thì lại chán.
- B. Học bơi chỉ cần ba ngày là đủ.
- C. Viết nhật kí hay có tác động lớn đến việc tập bơi vì vậy cần phải học tốt môn văn và tiếng việt.
D. Giống như lời khuyên từ câu tục ngữ “Vạn sự khởi đầu nan”.
Câu 14: Ở lần thứ 3 cậu nhỏ đã so sánh với mình như loài nào?
- A. Con ếch
- B. Con chim
C. Con cá
- D. Con Con ếch và con cá
Câu 15: Khi mô tả bạn nhỏ bơi, tác giả có so sánh với các con vật ở dưới nước, em có nhận xét gì về điều này?
A. Những con vật này đều bơi ở dưới nước và có những điểm giống nhau với việc bơi của bạn nhỏ. Sự so sánh như vậy sẽ làm cho câu chuyện thú vị hơn, người đọc dễ hình dung hơn.
- B. So sánh người với động vật như vậy là không hợp lí chút nào. Điều đó hạ thấp danh dự và nhân phẩm của bạn nhỏ.
- C. So sánh như vậy mang màu sắc chủ quan và vì thế cẩn phải kiểm chứng trước khi đưa vào văn bản. Tuy vậy, việc so sánh ở trong bài vẫn ổn.
- D. So sánh như vậy có thể khiến học sinh bắt chước theo, như thế là một điều không tốt chút nào.
Khám phá đáp án và lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức để nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Dựa vào đó các em cũng nhanh chóng rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng viết văn của mình.
Hy vọng bộ đề trắc nghiệm kèm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập kiến thức. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức, tài liệu học tập hữu ích khác. Chúc các em học tập tốt và giành được số điểm cao trong kì thi sắp tới.