Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối tri thức bài bài 10 Con đường đến trường
Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn giúp các em học sinh nhanh chóng ôn luyện kiến thức, cũng như nhanh chóng tìm được lỗ hổng kiến thức trước kì thi siêu hiệu quả. Mỗi bộ câu hỏi trắc nghiệm đều được biên soạn và theo sát với chương trình trong năm học trong sách Kết Nối Tri Thức.
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tiếng việt 3 bài 10 Con đường đến trường. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác giả của bài đọc “Con đường đến trường” là ai?
A. Đỗ Đăng Dương
- B. Đỗ Phủ
- C. Tô hoài
- D. Lê Minh Khuê
Câu 2: Bài đọc mô tả con đường đi học ở vùng nào?
A. Vùng đồi núi
- B. Vùng sông nước
- C. Vùng đồng bằng
- D. Thành phố Hà Nội
Câu 3: Đâu là đặc điểm của con đường đến trường?
- A. Mặt đường bằng phẳng, hai bên đường toàn những cây cổ thủ lâu năm.
B. Mặt đường mấp mô, hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên.
- C. Mặt đường chỗ thì trươn trượt, chỗ thì mấp mô, chỗ thì chỉ có đá và sỏi; hai bên đường chỗ có nhà ở, chỗ thì cỏ dại mọc cao ngút.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Con đường ngày nắng được miêu tả như thế nào?
- A. Gió thổi vù vù, đất đá mấp mô, khó đi.
B. Có gió thổi, đất dưới chân xốp nhẹ như bông.
- C. Lầy lội, trơn trượt.
- D. Nắng nóng cháy da cháy thịt, đường bốc lên khí nóng, khô không khốc.
Câu 5: Con đường đến trường vào ngày mưa có đặc điểm gì?
A. Trơn trượt, lầy lội, dễ ngã.
- B. Đẹp, dễ đi, đất đường cứng chắc.
- C. Gần giống với ngày nắng vì nơi đây ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
D. Tác giả không đề cập đến.
Câu 6: Câu “Tôi thường tháo phăng đôi dép nhựa và bước đi bằng cách bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường.” nói về điều gì?
- A. Cách người dân miền núi làm đường đến trường.
B. Cách nhân vật chính đi trên con đường khi trời mưa để khỏi ngã.
- C. Nỗi lòng của nhân vật khi phải đi dưới trời mưa.
- D. Con đường đến trường vào trời mưa xấu đến thế nào.
Câu 7: Con đường đến trường của nhân vật trong bài đọc nằm ở đâu?
- A. Nằm giữa thung lũng.
- B. Nằm trên quốc lộ 1A
- C. Nằm trên kênh rạch
D. Nằm vắt vẻo lưng chừng đồi
Câu 8: Vì sao con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín?
- A. Vì lạc tiên bị người dân đổ đầy ra đường để giúp đường đi đỡ trơn trượt.
- B. Vì các bạn học sinh mang quả lạc tiên đi theo.
C. Vì cây lạc tiên bên đường ra quả quanh năm.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Qua đoạn văn đầu của bài đọc, ta có thể đưa ra nhận xét gì?
- A. Con đường đến trường của các bạn học sinh dễ dàng, thuận tiện, mang màu sắc đặc trưng của khu sinh thái.
- B. Con đường đến trường tương đối an toàn, không xa trường quá. Điều đó nói lên chính sách phát triển giáo dục thực sự có tác dụng.
C. Con đường đến trường của các bạn học sinh khó khăn, nguy hiểm nhưng vẫn có những thứ đẹp. Đoạn văn đã thể hiện được đặc trưng của vùng rừng núi.
- D. Chưa đủ sức để nhận xét được điều gì.
Câu 10: Câu “Ngày nắng, tôi và lũ bạn thường thi xem ai chạy nhanh hơn.” nói lên điều gì?
- A. Các bạn học sinh ở đây rất tích cực luyện tập cho thi thể dục.
- B. Cuộc thi chạy chỉ diễn ra vào ngày nắng.
C. Ngày nắng là điều kiện lí tưởng để chạy nhảy.
- D. Việc thích chạy nhảy, nô đùa, thi thố ở trẻ con.
Câu 11: Tình cảm, sự quan tâm của cô giáo dành cho các bạn học sinh được thể hiện qua câu nào trong bài đọc?
- A. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.
- B. Bàn chân cô lẫn vào bàn chân học trò trên con đường đến trường.
C. Ấy là do nhiều hôm mưa rét, cô thường đứng đợi chúng tôi ở những đoạn đường khó đi để đưa chúng tôi đến lớp.
- D. Bất kể ngày mưa hay nắng, cô đều đưa chúng tôi đến trường để đảm bảo chúng tôi luôn được an toàn.
Câu 12: Câu nào trong bài sau đây có tính chất so sánh?
- A. Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi.
- B. Có đoạn, con đường như buông mình xuống chân đồi.
- C. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.
D. Con đường ấy uốn con như dải lụa đào vắt ngang dãy núi.
Câu 13: Những từ ngữ nào sau đây có thể dùng để chỉ đặc điểm của âm thanh?
- A. Nhẹ nhàng, ầm ĩ, róc rách, đẹp đẽ.
- B. Trống, đùng đùng, đàn, êm dịu
C. To, nhỏ, trầm, ầm ĩ.
- D. Lao xao, xào xạc, huyễn hoặc, điện tử.
Câu 14: Qua đặc điểm con đường và cách học sinh đến trường vào mùa mưa, ta có thể đưa ra nhận xét gì?
- A. Con đường rất xấu và học sinh phải rất khó khăn, khổ sở mới có thể đến trường được.
- B. Con đường rất đẹp và học sinh có thể đến trường một cách đơn giản.
- C. Con đường đầy rẫy hiểm nguy và học sinh phải đến trường trong sự lo âu, sỡ hãi.
D. Cả A và C.
Câu 15: Bạn nhỏ có tình cảm như thế nào đối với cô giáo?
- A. Ngưỡng mộ năng lực siêu phàm của cô nên không nghỉ buổi học nào để lĩnh hội được hết tất cả.
- B. Ghét cô vì nếu không có cô thì em đã không phải đi học.
- C. Khinh thường cô giáo, vì cho rằng cô thật rảnh rỗi.
D. Thương cô, trân trọng những gì cô dành cho mình và các bạn nên không nghỉ buổi học nào.
Câu 16: Đâu là những từ láy đã được sử dụng trong bài đọc?
- A. Vắt vẻo, lúp xúp, vù vù, lầy lội
- B. Trong trắng, mập mạp, mấp mô, trơn trượt
- C. Mặt đường, cánh rừng, đá dăm, viên sỏi
- D. Đưa, hái, tranh thủ, nghỉ
Câu 17: Nội dung của bài đọc là gì?
- A. Nói về con đường đi học đầy niềm vui, giống như trong bài “Đi học vui sao”.
- B. Nói về quang cảnh của vùng cao, nơi các bạn học sinh miền xuôi phải lên học.
C. Nói về con đường đến trường không hề thuận tiện và tinh thần vượt khó của cô và các bạn học sinh vùng cao.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Liên hệ thực tế với con đường đến trường thực tế, đặc biệt là đối với các bạn học sinh thành phố, hãy so sánh với con đường trong bài đọc và rút ra ý nghĩa.
- A. Con đường cũng mấp mô, khó đi, trơn trượt khi mưa gió. Ý nghĩa: phải luôn vươn lên trong cuộc sống để được ánh sáng tri thức soi rọi.
- B. Hai con đường không khác gì nhau. Ý nghĩa: cần nâng cấp cơ sở vật chất để giúp học sinh đi học dễ dàng hơn.
- C. Cả A và B.
D. Con đường to rộng, bằng phẳng, dễ đi, không ngại mưa gió. Ý nghĩa: hãy trân trọng những gì mình đang có và cảm thông cho những bạn học sinh vùng cao.
Khám phá đáp án và lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức để nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Dựa vào đó các em cũng nhanh chóng rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng viết văn của mình.
Hy vọng bộ đề trắc nghiệm kèm giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập kiến thức. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức, tài liệu học tập hữu ích khác. Chúc các em học tập tốt và giành được số điểm cao trong kì thi sắp tới.