Wave

Giải bài 1 Giọt sương

Giải bài 1: Giọt sương sách chân trời sáng tạo tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Trao đổi với bạn những điều em biết về


  • Một giọt sương sớm đang đọng trên lá.
  • Sáng sớm, những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh và tỏa ra những tia nắng chói chang.
  • Một chú chim đang đậu trên cành cây và cất tiếng ca để làm cho không khí thêm náo nhiệt hơn.

KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

1) Đọc và trả lời câu hỏi:

1. Giọt sương được tả như thế nào khi những tia nẵng ban mai nhảy nhót quanh nó?

2. Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương.

3. Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương.

4. Người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên?

5. Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao? 

2) Đọc một bài thơ về cây cối hoặc con vật:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

b. Nói 2 - 3 câu về đặc điểm, hoạt động của cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài thơ.


1) Đọc và trả lời câu hỏi:

1. Giọt sương được tả khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó: Nằm im, lấp lánh

2.Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương: Giọt sương trong vắt, trong đến nối soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững

3. Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương: Chị cúi xuống, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.

4. Người ta thấy trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên: Thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...

5. Em thích nhân vật giọt sương trong bài. Vì giọt sương hiểu được nếu mặt trời lên cao thì mình sẽ tan biến, nó không muốn tan biến đi một cách vô nghĩa mà muốn gửi vẻ đẹp tinh khiết của mình vào thiên nhiên mãi và giọt sương đã nhờ chim vành khuyên làm điều đó, nhờ có vành khuyên mà giọt sương long lanh ấy luôn tồn tại mãi trong lòng mọi người

2) Đọc một bài thơ về cây cối hoặc con vật:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

Học sinh lắng nghe bài thơ về cây cối hoặc con vật ghi chú vào phiếu học tập:

  • Tên bài thơ
  • Tác giả
  • Tên cây cối hoặc con vật (Đặc điểm và hoạt động)
  • Hình ảnh so sánh

b. HS tự thực hiện.

ÔN CHỮ HOA Y, X

  • Viết từ: Ý Yên
  • Viết câu: 

Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non.

Tố Hữu


HS tự thực hiện.

1) Xếp từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

a. Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên

b. Những sự vật do con người tạo ra

2) Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở thẻ màu hồng:

3) Đặt 1 - 2 câu nói về về đẹp của:

a. Bầu trời

b. Núi rừng

c. Chim chóc

M: Mùa thu bầu trời xanh thẳm, cao vời vợi.


1) Xếp từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

a. Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên: bầu trời, núi rừng, biển cả, mưa nắng, muông thú, mặt đất, sông suối, chim chóc

b. Những sự vật do con người tạo ra: nhà cửa, đường sá, xe cộ

2) Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở thẻ màu hồng:

3) Đặt 1 - 2 câu nói về về đẹp của:

a. Bầu trời: Bầu trời hôm nay trong vắt.

b. Núi rừng: Núi rừng bạt ngạt một màu xanh mát.

c. Chim chóc: Trong vườn, chim chóc hót liu lo.

VẬN DỤNG

1) Thi đọc các bài vè, đồng dao về thiên nhiên.

2) Nói 1 - 2 câu nêu cảm nghĩ của em về bài vừa đọc.


1) Thi đọc các bài vè, đồng dao về thiên nhiên.

1. Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang họ hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột

2. Con công hay múa
Nó múa làm sao?
Cổ nó rụt vào
Nó xòe cánh ra
Nó đỗ cành đa
Nó kêu vít vít!
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vịt chè!
Nó đỗ cành tre
Nó kêu bè muống!
Nó đỗ dưới ruộng
Nó kêu tầm vông!
Con công hay múa.

3. Trời mưa trời gió
Mang vó ra ao
Được con cá nào
Về xào con nấy
Được con cá này
Thì để phần cha
Được con rô bé
Thì để phần mẹ
Được con cá bè
Thì để phần em
Trời mưa trời gió
Mang vó ra ao.

4. Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim di
Chim di là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu chim đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các…

2) Nêu cảm nghĩ về bài số 4:

Tác giả đã sử dụng cách xưng hô như con người để nói về các loại chim. Điều này làm cho bài thơ trở nên sinh động và thú vị hơn rất nhiều. Từ đó, chúng ta có thể hiểu dễ dàng hơn mối quan hệ gia đình của các loại chim.