Wave

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 9 Chuyển động ném

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 9 Chuyển động ném - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là

  • A. một nhánh của đường Parabol.
  • B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
  • C. là đường thẳng vuông góc với trục Oy.
  • D. là đường thẳng vuông góc với trục Ox.

Câu 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang

  • A. Độ cao tại vị trí ném.
  • B. Tốc độ ban đầu.
  • C. Góc ném ban đầu.
  • D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 3: Một vận động viên sút một quả bóng bầu dục ba lần theo các quỹ đạo a, b và c như hình vẽ. Quỹ đạo nào tương ứng với thời gian chuyển động trong không khí của quả bóng là lâu nhất nếu bỏ qua mọi lực cản?

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 9 Chuyển động ném

  • A. (a).
  • B. (b).
  • C. (c).
  • D. Cả ba trường hợp có thời gian chuyển động như nhau.

Câu 4: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc $\vec{v_{o}}$ từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

  • A. $v=v_{o}+gt$
  • B. $v=\sqrt{v_{o}^{2}+g^{2}t^{2}}$
  • C. $v=\sqrt{v_{o}+gt}$
  • D. $v=gt$

Câu 5: Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.

  • A. Vận tốc ném ban đầu.
  • B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
  • C. Độ cao của vị trí ném vật.
  • D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 6: Trong tiết học Vật lí, ba bạn Mi, Hiếu và Đức tranh luận về thời gian rơi của vật chuyển động ném ngang so với vật thả rơi tự do khi ở cùng một độ cao và bỏ qua mọi lực cản. Bạn Mi cho rằng: “Khi ném một vật theo phương ngang thì vật sẽ chuyển động lâu hơn so với việc thả vật rơi tự do vì khi ném ngang, vật sẽ đi quãng đường dài hơn”. Bạn Hiếu lại có ý kiến khác: “Thời gian rơi của hai vật là bằng nhau vì trong cả hai trường hợp, tính chất chuyển động của vật theo phương thẳng đứng là như nhau”. Còn bạn Đức thì cho rằng: “Thời gian rơi khi vật chuyển động ném ngang còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu nên không thể kết luận về thời gian rơi trong hai trường hợp”. Theo em, bạn nào đã đưa ra ý kiến đúng?

  • A. Bạn Mi.
  • B. Bạn Hiếu.
  • C. Bạn Đức.
  • D. Cả ba bạn đều không chính xác.

Câu 7: Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L

  • A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
  • B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
  • C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
  • D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.

Câu 8: Vật A có khối lượng gấp hai lần vật B. Ném hai vật theo phương ngang với cùng tốc độ đầu ở cùng một vị trí. Nếu bỏ qua mọi lực cản thì

  • A. vị trí chạm đất của vật A xa hơn vị trí chạm đất của vật B.
  • B. vị trí chạm đất của vật B xa hơn vị trí chạm đất của vật A.
  • C. vật A và B rơi cùng vị trí.
  • D. chưa đủ dữ kiện để đưa ra kết luận về vị trí của hai vật.

Câu 9: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 9 Chuyển động ném

  • A. Hình A
  • B. Hình B
  • C. Hình C
  • D. Hình D

Câu 10: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

  • A. Vận tốc ném.
  • B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
  • C. Khối lượng của vật.
  • D. Thời điểm ném.

Câu 11: Một vật ở độ cao 5 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu vo = 2 m/s theo phương ngang. Xác định thời gian rơi của vật. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 1 s
  • B. 2 s
  • C. 3 s
  • D. 4 s

Câu 12: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9 m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 19 m/s.
  • B. 13,4 m/s.
  • C. 10 m/s.
  • D. 3,16 m/s.

Câu 13: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8m/s$^{2}$, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

  • A. vo = 11,7 m/s.
  • B. vo = 28,2 m/s.
  • C. vo = 56,3 m/s.
  • D. vo = 23,3 m/s.

Câu 14: Vật ở độ cao 10 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu vo theo phương ngang. Nếu thay đổi độ cao ném vật thêm 10 m nữa thì thời gian rơi của vật cho đến khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 1 s.
  • B. $\sqrt{2}$.
  • C. 2 s.
  • D. 2$\sqrt{2}$.

Câu 15: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 8 m/s. Lấy g = 10 m/s$^{2}$ sau khi ném 2 s phương của vận tốc và phương ngang hợp với nhau một  góc

  • A. 37,5$^{o}$
  • B. 84,7$^{o}$
  • C. 48,6$^{o}$
  • D. 68,2 $^{o}$

Câu 16: Vật ở độ cao 20 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu vo = 5 m/s theo phương ngang. Xác định tầm xa của vật. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 10 m.
  • B. 20 m.
  • C. 15 m.
  • D. 25 m.

Câu 17: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc 60$^{o}$ và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm cao của chuyển động ném. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 3,5 m.
  • B. 4,75 m.
  • C. 3,75 m.
  • D. 10 m.

Câu 18: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s$^{2}$. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng?

  • A. 100 m.
  • B. 140 m.
  • C. 125 m.
  • D. 80 m.

Câu 19: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 9,7 km.
  • B. 8,6 km.
  • C. 8,2 km.
  • D. 8,9 km.

Câu 20: Một vật ném ngang với vận tốc v0 = 30 m/s, ở độ cao h = 80 m. Lấy g = 10 m/s$^{2}$, tầm bay xa và vận tốc của vật khi chạm đất là

  • A. 120 m, 50 m/s.
  • B. 50 m, 120 m/s.
  • C. 120 m, 70 m/s.
  • D. 120 m, 10 m/s.

Câu 21: Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi vo theo phương ngang ở độ cao 1500 m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2 km theo phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm càn cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng?

  • A. 114,31 m/s.
  • B. 11, 431 m/s.
  • C. 228,62 m/s.
  • D. 22,86 m/s.

Câu 22: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là v0 = 30 m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật.

  • A. 2 s; 120 m.
  • B. 4 s; 120 m.
  • C. 8 s; 240 m.
  • D. 2,8 s; 84 m.

Câu 23: Một vật được ném ngang từ độ cao h ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s$^{2}$ với vận tốc ban đầu vo. Biết sau 2s, véctơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 30$^{o}$. Tốc độ ban đầu của vật gần nhất giá trị nào sau đây?

  • A. 40 m/s.
  • B. 30 m/s.
  • C. 50 m/s.
  • D. 60 m/s.

Câu 24: Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s$^{2}$. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là?

  • A. √3 s.
  • B. 4,5 s.
  • C. 9 s.
  • D. 3 s.