Wave

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 5 Chuyển động tổng hợp

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 5 Chuyển động tổng hợp - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

  • A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
  • B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
  • C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại
  • D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 2: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:

1. Va li đứng yên so với thành toa.

2. Va li chuyển động so với đầu máy.

3. Va li chuyển động so với đường ray.

thì nhận xét nào ở trên là đúng?

  • A. 1 và 2.
  • B. 2 và 3.
  • C. 1 và 3.
  • D. 1, 2 và 3.

Câu 3: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.

  • A. $\vec{d_{13}}=\vec{d_{12}}+\vec{d_{23}}$
  • B. $\vec{d_{12}}=\vec{d_{13}}+\vec{d_{23}}$
  • C. $d_{12}=d_{13}+d_{23}$
  • D. $d_{23}=d_{12}+d_{13}$

Câu 4: Chọn phương án đúng

  • A. Quỹ đạo và vận tốc của chuyển động không có tính tương đối
  • B. Vận tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau là giống nhau
  • C. Quỹ đạo trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau
  • D. Quỹ đạo của chuyển động có tính tương đối, vận tốc của chuyển động không có tính tương đối

Câu 5: Một người ngồi trên xe đi từ TP HCM ra Đà Nẵng, nếu lấy vật làm mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là:

  • A. Xe ô tô.
  • B. Cột đèn bên đường.
  • C. Bóng đèn trên xe.
  • D. Hành khách đang ngồi trên xe. 

Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

  • A. (1), (2), (5).
  • B. (1), (3), (5).
  • C. (2), (4), (5).
  • D. (2), (3), (5).

Câu 7: Một nhà du hành vũ trụ đứng trên Mặt Trăng sẽ thấy như thế nào?

  • A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng và Mặt Trời chuyển động
  • B. Mặt Trăng đứng yên, Trái Đất và Mặt Trời chuyển động
  • C. Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng và Trái Đất chuyển động
  • D. Trái Đất và Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng chuyển động

Câu 8: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật như là một chất điểm?

  • A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
  • B. Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời.
  • C. Viên bi rơi từ tầng 5 của tòa nhà xuống đất.
  • D. Trái đất chuyển động tự quay quanh trục của chính nó. 

Câu 9: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.

  • A. $\vec{v_{13}}=\vec{v_{12}}+\vec{v_{23}}$
  • B. $\vec{v_{12}}=\vec{v_{13}}+\vec{v_{23}}$
  • C. $v_{12}=v_{13}+v_{23}$
  • D. $v_{23}=v_{12}+v_{13}$

Câu 10: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?

  • A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
  • C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
  • D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

Câu 11: Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi lại trở về A. Biết rằng tốc độ của thuyền trong nước yên lặng là 5 km/h, tốc độ nước chảy là 1 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.

  • A. 2 giờ 30 phút.
  • B. 2 giờ.
  • C. 1 giờ.
  • D. 1,5 giờ.

Câu 12: Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó là bao nhiêu?

  • A. 2,37h
  • B. 2h
  • C. 2,38h
  • D. 2,4h

Câu 13: Nhà của Bách và trường nằm trên cùng một con đường nên hằng ngày Bách đều đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi bằng 4 m/s (khi trời lặng gió). Trong một lần Bách đạp xe từ nhà đến trường, có một cơn gió thổi ngược chiều trong khoảng thời gian 90 s. Hình vẽ mô tả đồ thị độ dịch chuyển thời gian của Bách trong 5 phút đầu tiên. Tốc độ của gió so với mặt đất là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 5 Chuyển động tổng hợp

  • A. 1,2 m/s.
  • B. 1,5 m/s.
  • C. 2 m/s.
  • D. 2,5 m/s.

Câu 14: Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 80 km/h và 60 km/h. Tính vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai biết hai đầu máy chạy ngược chiều.

  • A. 100 km/h.
  • B. 20 km/h.
  • C. 50 km/h.
  • D. 140 km/h.

Câu 15: Một người đi xe đạp, đi 1/2 đoạn đường đầu với tốc độ v1 = 10 km/h, nửa quãng đường còn lại là v2 = 15 km/h. Tính tốc độ trung bình trên toàn bộ quãng đường.

  • A. 12 km/h.
  • B. 25 km/h.
  • C. 5 km/h.
  • D. 12,5 km/h.

Câu 16: Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?

  • A. 5 km/h.
  • B. 10 km/h.
  • C. 5 km/h.
  • D. 10 km/h.

Câu 17: Tại một thời điểm, ở vị trí M trên đoạn đường thẳng có xe máy A chạy qua với tốc độ 30 km/h. Sau 10 phút, cũng tại vị trí M, có xe máy B chạy qua với tốc độ 40 km/h để đuổi theo xe máy A. Giả sử hai xe máy chuyển động thẳng với tốc độ xem như không đổi. Quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp là bao nhiêu?

  • A. 20km
  • B. 30km
  • C. 40km
  • D. 50km

Câu 18: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

  • A. v = 14 km/h
  • B. v = 21 km/h
  • C. v = 9 km/h
  • D. v = 5 km/h

Câu 19: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.

  • A. 15,3 km/h.
  • B. 10,9 km/h.
  • C. 12 km/h.
  • D. 9 km/h.

Câu 20: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?

  • A. 12 h.
  • B. 10 h.
  • C. 9 h.
  • D. 3 h.

Câu 21: Trong trận lũ lụt tại miền Trung vào tháng 10 năm 2020, dòng lũ có tốc độ khoảng 4m/s. Bộ quốc phòng đã trang bị ca nô công suất lớn trong công tác cứu hộ. Trong một lần cứu hộ, đội cứu hộ đã sử dụng ca nô chạy với tốc độ 8m/s so với dòng nước để cứu những người gặp nạn đang mắc kẹt trên một mái nhà cách trạm cứu hộ 2km. Sau bao lâu đội cứu hộ đến được chỗ người bị nạn ? Biết đội cứu hộ phải đi xuôi dòng lũ.

  • A. 2 phút
  • B. 2,5 phút
  • C. 2,8 phút
  • D. 3 phút

Câu 22: Hai bạn Quyên và Thủy đi xe đạp đến trường, coi là đường thẳng với vận tốc vQ = 9km/h, vTh=  12km/h. Xác định độ lớn vận tốc của Quyên so với Thủy khi hai xe chuyển động ngược chiều.

  • A. 9 km/h.
  • B. 12 km/h.
  • C. 21 km/h.
  • D. 3 km/h.