Wave

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 6 Văn minh Ai Cập cổ đại

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 6 Văn minh Ai Cập cổ đại- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây là nhận đinh của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt?

  • A. Ai cập là một trong những cường quốc thời cổ đại.
  • B. Ai cập là một trong những cái nôi văn hóa lâu đời trên thế giới.
  • C. Ai cập xinh đẹp và bí ẩn.
  • D. Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.

Câu 2: Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là: 

  • A. Con đường thương phẩm.
  • B. Con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập. 
  • C. Con sông chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • D. Là một trong những con sông chảy qua Ai Cập.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

  • A. Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.
  • B. Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.
  • C. Trồng cây cao su.
  • D. Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.

Câu 4:  Ý nào dưới đây là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

  • A. Trồng các cây nho, ô liu cung cấp nguồn nguyên liệu cho các xưởng thủ công sản xuất rượu nho và ép dầu. 
  • B. Trồng các cây công nghiệp như Cao su.
  • C. Phát triển của ngành khai khoáng đã thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời
  • D. Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

Câu 5: Đứng đầu Ai cập là:

  • A. Pha-ra-ông.
  • B. Nô lệ.
  • C. Quý tộc và tăng lữ.
  • D. Thương nhân.

Câu 6: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội Ai Cập là:

  • A. Pha-ra-ông.
  • B. Quý tộc và tăng lữ.
  • C. Nông dân.
  • D. Nô lệ.

Câu 7: Giúp việc cho Ph-ra-ông là:

  • A. Quý tộc và tăng lữ.
  • B. Nô lệ.
  • C. Nông dân.
  • D. Thương nhân.

Câu 8: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội Ai Cập cổ đại?

  • A. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.
  • B. Xã hội gồm ít tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.
  • C. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt.
  • D. Xã hội gồm ít tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt.

Câu 9: Chữ tượng hình là:

  • A. Hình ảnh động vật hoặc đồ vật được sử dụng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa, được viết thành hàng hoặc cột. 
  • B. Hệ thống chữ viết mà trong đó, mỗi một ký hiệu văn tự tương ứng với một âm vị 
  • C. Là tập hợp bao gồm hai loại chữ cái giống chữ Latinh.
  • D. Là hệ thống chữ viết do mỗi người Ai Cập sáng tạo ra.

Câu 10: Một trong những kì quan thế giới nổi tiếng ở Ai Cập là?

  • A. Kim tự tháp Giza.
  • B. Vạn Lý Trường Thành.
  • C. Tượng thần Zeus ở Olympia
  • D. Lăng Halicarnassus

Câu 11: Nhà nước cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông là

  • A. Ba Tư.
  • B. Ai Cập.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Trung Quốc.

Câu 12: Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào dưới đây?

  • A. Thương nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Đánh bắt cá.

Câu 13: Mục đích chính để cư dân Ai Cập cổ đại liên kết thành liên minh công xã là

  • A. Làm công tác thuỷ lợi.
  • B. Chống ngoại xâm.
  • C. Phát triển thủ công nghiệp.
  • D. Phát triển thương nghiệp.

Câu 14: Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

  • A. Lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.
  • B. Khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.
  • C. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.
  • D. Khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.

Câu 15: Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?

  • A. Thị tộc.
  • B. Bộ lạc.
  • C. Công xã nguyên thuỷ.
  • D. Liên minh công xã.

Câu 16: Các tầng lớp xã hội chính của xã hội Ai Cập cổ đại gồm:

  • A. Vua, quan lại, nông dân lĩnh canh.
  • B. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
  • C. Vua, nông dân tự canh, nô lệ.
  • D. Quý tộc, bình dân, nô lệ.

Câu 17: Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?

  • A. Quý tộc.

  • B. Nông dân.
  • C. Nô lệ.
  • D. Nông nô.

Câu 18: Chữ viết Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu:

  • A. Quản lí hành chính.
  • B. Ghi chép và lưu trữ tri thức.
  • C. Trao đổi buôn bán.
  • D. Đo đạc, phân chia ruộng đất.

Câu 19: Tính chất của nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước

  • A. Chuyên chế tập quyền.
  • B. Chuyên chế tản quyền.
  • C. Chiếm hữu nô lệ.
  • D. Dân chủ cổ đại.

Câu 20: Vì sao nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

  • A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển.
  • B. Cư dân sống tập trung trên đồng bằng ven biển.
  • C. Cư dân sống phân tán, cần phải liên kết với nhau để sản xuất.
  • D. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cần phải liên kết với nhau.