Wave

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 5 Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5 Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn minh là gì?

  • A. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.
  • B. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. 
  • C. Là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. 
  • D. Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần. 

Câu 2: Văn hóa là gì?

  • A. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.
  • B. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. 
  • C. Là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. 
  • D. Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần. 

Câu 3: Ý nào dưới đây là đặc điểm của văn minh?

  • A. Ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người; có bề dày lịch sử. 
  • B. Những giá trị do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao; chỉ trình độ phát triển. 
  • C. Ra đời, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.
  • D. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển. 

Câu 4: Ý nào dưới đây là nền văn minh đã xuất hiện lâu đời?

  • A. Văn minh Ai Cập cổ đại.
  • B. Văn minh phương Tây hiện đại.
  • C. Văn minh phương Đông hiện đại.
  • D. Văn minh sông Cả.

Câu 5: Nhà nước Ấn Độ ra đời khi nào? 

  • A. Từ khoảng đầu thiên kỉ II TCN
  • B. Từ khoảng đầu thiên kỉ I TCN
  • C. Từ khoảng đầu thiên kỉ III TCN
  • D. Từ khoảng đầu thiên kỉ IV TCN

Câu 6: Nền văn minh Ai Cập được thống nhất vào năm: 

  • A. 3151 TCN
  • B. 3250 TCN
  • C. 3153 TCN
  • D. 3155 TCN

Câu 7: Chữ viết ra đời là: 

  • A. Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại.  
  • B. Mang giá trị tinh thần to lớn với riêng người dân phương Đông.
  • C. Là thành tựu của riêng người dân phương Đông.
  • D. Chỉ có tác dụng ghi chép.

Câu 8: Ý nào không phải nguyên nhân chữ viết là thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại?

  • A. Các nhà sử học phân định rạch ròi thời tiền sử và thời lịch sử -> thời lịch sử bắt đầu kể từ khi có các nguồn ghi chép đáng tin cậy. 
  • B. Sự xuất hiện của chữ viết là một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời kì văn minh. 
  • C. Việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại. 
  • D. Mang giá trị tinh thần to lớn.

Câu 9: Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Ai Cập.
  • D. Hy Lạp.

Câu 10: Khác với văn hoá, văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra

  • A. Có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
  • B. Có trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
  • C. Cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người.
  • D. Đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người.

Câu 11: Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá là

  • A. Văn hoá ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển.
  • B. Văn minh ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn hoá ra đời. Văn hoá ra đời sẽ thúc đẩy văn minh phát triển.
  • C. Đều là những giá trị vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.
  • D. Đều là những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử nhưng văn minh là toàn bộ những gì loài người sáng tạo ra từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 12: Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra:

  • A. Trong tiến trình lịch sử.
  • B. Sau khi có chữ viết.
  • C. Mang nét đặc trưng cho bản sắc riêng của một cộng đồng người.
  • D. Trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

Câu 13: Các nhà nghiên cứu dựa vào các tiêu chí nào để xác định một nền văn minh?

  • A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử, có tính dân tộc, thúc đẩy văn hoá phát triển.
  • B. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử, có tính giai cấp, thúc đẩy văn hoá phát triển.
  • C. Di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao, có tầm vóc quốc tế, thúc đẩy văn hoá phát triển.
  • D. Toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo ra trong lịch sử, có tính dân tộc, mang bề dày lịch sử và có tầm vóc quốc tế

Câu 14: Khác với văn minh, văn hoá thường có:

  • A. Bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
  • B. Trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
  • C. Tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển.
  • D. Những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất.

Câu 15: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là:

  • A. Tượng Nhân sư.
  • B. Các kim tự tháp.
  • C. Đền thờ các vị vua.
  •  D. Các khu phố cỏ.

Câu 16: Văn minh là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá:

  • A. Qua một quá trình lịch sử - văn hoá lâu dài.
  • B. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử.
  • C. Khi bắt đầu hình thành xã hội loài người.
  • D. Có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.

Câu 17: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là

  • A. Vua..
  • B. Hoàng đề.
  • C. Thiên tử
  • D. Pha-ra-ông.

Câu 18: Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có:

  • A. Công cụ đá.
  • B. Công cụ đồng thau.
  • C. Tiếng nói.
  • D. Chữ viết.

Câu 19: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ?

  • A. Văn minh sông Ấn.
  • B. Văn minh sông Hằng.
  • C. Văn minh Ấn Độ.
  • D. Văn minh Nam Án.

Câu 20: Văn minh nhân loại trải qua tiến trình

  • A. Kim khí => nông nghiệp => công nghiệp => hậu công nghiệp.
  • B. Công nghiệp => hậu công nghiệp => nông nghiệp => kim khí.
  • C. Nông nghiệp => công nghiệp=> hậu công nghiệp => kim khí.
  • D. Công nghiệp => nông nghiệp => kim khí => hậu công nghiệp.