Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 9 Dịch vụ tín dụng
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 9 Dịch vụ tín dụng cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Đối tượng giao dịch của tín dụng thương mại là gì?
- A. Tiền mặt.
- B. Cổ phần.
C. Hàng hóa.
- D. Nhà sản xuất.
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tín dụng nhà nước?
- A. Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.
B. Hoạt động tín dụng nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.
- C. Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
- D. Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán các khoản cho vay.
Câu 3: Tín dụng thương mại có đặc điểm gì sau đây?
- A. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.
- B. Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay
- C. Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ, thời gian ngắn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Khẳng định đúng là
A. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hóa, trả góp hoặc trả chậm.
- B. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và chủ thể tiêu dùng.
- C. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là tiền tệ.
- D. Tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm.
Câu 5: Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thể nào?
- A. Nhà nước với các chủ thể kinh tế.
- B. Nhà nước với các nhà nước khác.
- C. Nhà nước với các tổ chức nước ngoài.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Gia đình bạn X dự định mua nhà mới nhưng còn thiếu 200 triệu đồng. Bố của X đã mang căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận lương hằng tháng đến ngân hàng để vay tiền số tiền trên. Nhân viên ngân hàng cho biết bố của X là công chức nhà nước, có thu nhập ổn định nên có thể vay không cần đảm bảo trong thời hạn 1 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của X đã sử dụng.
- A. Vay trả góp.
- B. Vay không hoàn trả.
C. Vay tín chấp.
- D. Vay thế chấp.
Câu 7: Chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ tín dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng như thế nào?
- A. hạn mức tín dụng theo khả năng thu nhập của chủ thẻ.
- B. hạn mức tín dụng theo thời điểm lãi xuất tín dụng của ngân hàng.
C. hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng.
- D. hạn mức tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng.
Câu 8: Tín dụng nhà nước có đặc điểm gì?
- A. Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
- B. Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận.
- C. Đối tượng và lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng những loại thẻ nào?
- A. thẻ ghi nợ.
- B. thẻ tín dụng.
- C. thẻ trả trước.
D. A, B, C, đều đúng.
Câu 10: Tín dụng ngân hàng được chia làm mấy loại cơ bản?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
- A. Có tính rủi ro.
- B. Có tính thời hạn.
- C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.
Câu 12: Bố của Minh dự định mua một chiếc ô tô để kinh doanh dịch vụ chở khách và đã mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngân hàng để vay số tiền 500 triệu đồng, với lãi suất × %/năm trong 5 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của Minh đã sử dụng.
- A. Vay tín chấp.
B. Vay thế chấp.
- C. Vay trả góp.
- D. Vay trả chậm.
Câu 13: Những thuận lợi của việc sử dụng thẻ tín dụng đối với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
A. Quản lý chi tiêu.
- B. Chi tiêu vượt hạn mức.
- C. Lãi suất thẻ tín dụng.
- D. Các ảnh hưởng về tâm lí.
Câu 14: Vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo mấy hình thức chính?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 15: Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào
- A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
- B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
- D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.
Câu 16: Chủ thể của dịch vụ tín dụng thương mại là ai?
- A. Người bán: là người cho vay.
- B. Người mua chịu: là người vay.
- C. Người môi giới.
D. Cả A, và B đều đúng.
Câu 17: Ý nào sau đây đúng khi so sánh chi phí sử dụng tiền mặt và mua trả góp
- A. Mua trả thẳng đắt hơn vì được quà khuyến mãi, giảm giá trực tiếp.
B. Mua trả thẳng không tốn phí chuyển đổi trả góp, không tốn lãi suất, không sợ phạt trả chậm.
- C. Trả góp không có những hình thức thực sự là lãi suất 0%.
- D. Mua trả góp không có nhiều ưu đãi.
Câu 18: Tín dụng tiêu dùng được thực hiện thông qua hình thức
A. tín dụng ngắn hạn.
- B. tín dụng dài hạn.
- C. tín dụng trung hạn.
- D. tín dụng cố định.
Câu 19: Hạn chế của sử dụng thẻ tín dụng
- A. Các loại phí phạt.
- B. Rủi ro đánh cắp thông tin.
- C. Chi tiêu quá đà, mất kiểm soát và không đủ khả năng chi trả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là
A. tín dụng ngân hàng.
- B. tín dụng.
- C. giao dịch điện tử.
- D. giao dịch ngân hàng.
Câu 21: Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
- B. Không giới hạn thời gian vay.
- C. Chỉ cần trả tiền gốc.
- D. Không tiềm ẩn rủi ro.
Câu 22: Tín dụng với quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế được gọi là gì?
- A. Tín dụng thương mại.
B. Tín dụng ngân hàng.
- C. Tín dụng nhà nước.
- D. Hình thức tín dụng khác.