Wave

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 4 Cơ chế thị trường

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 4 Cơ chế thị trường sách cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Cơ chế thị trường có ưu điểm là điều tiết sản xuất một cách tối ưu, thể hiện ở nhận định nào sau đây?

  • A. Cơ chế thị trường làm cho chi phí sản xuất khác biệt giữa các ngành sản xuất khác nhau.
  • B. Cơ chế thị trường phân bổ lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác.
  • C. Cơ chế thị trường làm cho thu nhập của người sản xuất khác biệt giữa ngành này với ngành khác.
  • D. Cơ chế thị trường phân phối lại lợi nhuận giữa ngành này với ngành khác.

Câu 2: Em hãy cho biết, nhận định nào sau đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường.

  • A. Làm cho môi trường bị suy thoái.
  • B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
  • C. Thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • D. Kích thích đổi mới công nghệ.

Câu 3: Cơ chế thị trường điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện thông qua cách thức nào dưới đây?

  • A. Hàng hóa được lưu chuyển từ nơi có giá cả cao đến nơi có giá cả thấp.
  • B. Hàng hóa được lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.
  • C. Hàng hóa được lưu chuyển từ thị trường trong nước tới thị trường nước ngoài.
  • D. Hàng hóa được lưu chuyển từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước.

Câu 4: Hành vi khai thác lâm sản quá mức làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất của con người thể hiện nhược điểm nào của cơ chế thị trường?

  • A. Mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
  • B. Lạm dụng tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Gây suy thoái môi trường xã hội.
  • D. Phân hoá xã hội về thu nhập.

Câu 5: Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm gì?

  • A. Năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • B. Chú trọng đến năng suất lao động.
  • C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều.
  • D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6: Các chủ thể kinh tế trong cơ chế thị trường tác động qua lại với nhau nhằm mục đích gì?

  • A. Phân bổ các nguồn lực.
  • B. Hình thành giá cả.
  • C. Xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm vủa cơ chế thị trường?

  • A. Khi giá cả hàng hoá tăng cao, người tiêu dùng có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng hàng hoá.
  • B. Khi giá cả hàng hóa tăng cho thấy nguồn cung cấp hàng hóa khan hiếm, nguồn cung khan hiếm dẫn đến giá cả tăng.
  • C. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó giảm có thể làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng hoá đó.
  • D. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó tăng sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn.

Câu 8: Em hãy cho biết nhận định nào dưới đây không nói về nhược điểm của cơ chế thị trường

  • A. Tiềm ẩn rủi ro làm cho nền kinh tế mất cân đối.
  • B. Có thể gây ra tình trạng người sản xuất bị thua lỗ.
  • C. Có thể gây ra tình trạng Nhà nước bị thất thu thuế.
  • D. Tiềm ẩn nguy cơ làm nguồn lực kinh tế suy giảm.

Câu 9: Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì?

  • A. cạnh tranh khắc nghiệt.
  • B. giá cả biến động.
  • C. giá cả bình ổn.
  • D. động lực lợi nhuận.

Câu 10: Cơ chế thị trường cần có điều kiện gì để biểu hiện được những ưu điểm?

  • A. Các yếu tố sản xuất được di chuyển dễ dàng.
  • B. Giá cả thị trường có tính linh hoạt.
  • C. Thông tin thị trường nhanh nhạy.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không thuộc về ưu điểm của cơ chế thị trường?

  • A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
  • B. Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế.
  • C. Nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế của Nhà nước.
  • D. Kích thích chủ thể kinh tế cải tiến kĩ thuật.

Câu 12: Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào?

  • A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả.
  • B. cạnh tranh.
  • C. cung - cầu, giá cả.
  • D. sản xuất - tiêu dùng.

Câu 13: Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất là đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào?

  • A. cạnh tranh.
  • B. cung - cầu.
  • C. giá cả.
  • D. lợi nhuận.

Câu 14: Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán gọi là gì?

  • A. Lợi nhuận.
  • B. Giá cạnh tranh.
  • C. Giá cả hàng hóa.
  • D. Giá cả thị trường.

Câu 15: Giả sử trên thị trường có hai nhà sản xuất sản phẩm chế biến từ thịt lợn và thịt bò. Khi tình hình dịch bệnh gia súc trên đàn lợn diễn biến phức tạp, sản lượng lợn nuôi giảm, giá thịt lợn trên thị trường tăng thì sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng tăng giá. Do giá tăng, nhiều người có xu hướng chuyển dần sang dùng sản phẩm chế biến từ thịt bò để thay thế, làm giả sản phẩm từ thịt bò cũng có xu hướng tăng theo. Nhu cầu dùng sản phẩm thịt lợn giảm sút lại làm giảm giá sản phẩm này. Giá sản phẩm thịt lợn giảm dần lại kéo người tiêu dùng quay trở lại mua sản phẩm thịt lợn.

Hãy cho biết giá cả sản phẩm từ thịt bò và thịt lợn ở mỗi thời điểm trên thị trường được xác định thông qua tác động qua lại của những chủ thể kinh tế nào?

  • A. Quan hệ cung cầu.
  • B. Giá trị hàng hóa, chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 16: Cuối tháng Tám hằng năm, thị trường sản phẩm quần áo thời trang có sự thay đổi. Lượng tiêu thụ quần áo thời trang mùa hè của người dân bắt đầu giảm sút, các chủ cửa hàng thời trang trong thành phố chuyển dần sang nhập và bán hàng thời trang thu đông, vì mặt hàng này có lượng khách hàng tăng dần, giá cao, sản phẩm tiêu thụ nhanh. Trong trường hợp này, sự thay đổi chủng loại sản phẩm của những người kinh doanh mặt hàng quần áo thể hiện ưu điểm nào của cơ chế thị trường?

  • A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
  • B. Tạo động lực sáng tạo cho người sản xuất kinh doanh.
  • C. Phân hóa thu nhập giữa người sản xuất và người phân phối.
  • D. Tạo năng suất lao động cao hơn cho người sản xuất.

Câu 17: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các nước khác có cùng lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lựa chọn việc làm nào dưới đây để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường?

  • A. Đầu tư đổi mới công nghệ.
  • B. Mở rộng quy mô sản xuất.
  • C. Cắt giảm chi phí xử lí chất thải.
  • D. Cắt giảm chi phí nhân công.

Câu 18: Để thu được lợi nhuận ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, các chủ thể sản xuất luôn cố gắng tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện ưu điểm nào dưới đây của cơ chế thị trường?

  • A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
  • B. Tạo động lực sáng tạo, kích thích cải tiến kĩ thuật.
  • C. Thúc đẩy liên kết và hội nhập kinh tế giữa các vùng.
  • D. Tạo sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau.

Câu 19: Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường?

  • A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
  • B. Chức năng hạn chế.
  • C. Chức năng thông tin.
  • D. Chức năng thừa nhận.

Câu 20: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

  • A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
  • B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
  • C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
  • D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Câu 21: Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì?

  • A. Cơ chế thị trường.
  • B. Thị trường.
  • C. Giá cả thị trường.
  • D. Giá cả hàng hóa.

Câu 22: Giá cả thị trường là

  • A. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
  • B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.
  • C. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó và giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua với người bán.
  • D. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.