Wave

Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những gì?

  • A. Các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
  • B. Các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
  • C. Các chế định pháp luật, các ngành luật.
  • D. Các chế định pháp luật.

Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?

  • A. Có chứa quy phạm pháp luật.
  • B. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
  • C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

  • A. Quy định phải làm.
  • B. Cho phép làm.
  • C. Quy định cấm làm.
  • D. Không cho phép làm.

Câu 4:Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5:Hiến pháp Việt Nam có các đặc điểm cơ bản nào?

 
  • A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.
  • B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
  • C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6.Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

  • A. 1/3 số đại biểu.
  • B. 2/3 số đại biểu.
  • C. Ít nhất 1/3 số đại biểu.
  • D. Ít nhất 2/3 số đại biểu.

Câu 7:Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?

  • A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí Nhà nước
  • B. Cơ quan xét xử.
  • C. Cơ quan kiểm sát.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Vì sao Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô của đất nước?

  • A. Vì đây là những nội dung quan trọng.
  • B. Vì đây là những nội dung gắn liền với thể chế chính trị của quốc giA.
  • C. Vì đây là nội dung bắt buộc phải có trong Hiến pháp.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân biểu hiện ở những nội dung nào sau?

  • A. Chịu sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
  • B. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
  • C. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

  • A. Xã hội.
  • B. Văn hóa.
  • C. Chính trị.
  • D. Kinh tế.

Câu 11: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền tự do lao động.
  • B. Quyền tự do ngôn luận
  • C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12: Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?

  • A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
  • B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.
  • C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.
  • D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 13: Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?

  • A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
  • C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 14: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

  • A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
  • B. Đại diện nhân dân bầu ra.
  • C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
  • D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 15: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:

  • A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
  • B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
  • C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
  • D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 16: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:

  • A. Chính trị - xã hội
  • B. Chính trị
  • C. Xã hội
  • D. Xã hội chính trị

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
  • D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.

Câu 18: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Quốc hội
  • B. Viện kiểm sát nhân dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 19: Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
  • B. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền và hoạt động bằng quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
  • C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
  • D. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân từ nhiều đảng phái chính trị trong nước thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Câu 21: Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm những bộ phận nào sau đây?

  • A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
  • B. Hội đồng dân tộc.
  • C. Các Uỷ ban của Quốc hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội?

  • A. tổ chức các kì họp công khai.
  • B. tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ.
  • C. làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
  • D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.

Câu 23: Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?

  • A. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh
  • B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước.
  • C. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 24: Chủ tịch nước có thể uỷ nhiệm cho ai thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình?

  • A. Quốc Hội.
  • B. Phó Chủ tịch nước.
  • C. Hội đồng nhân dân.
  • D. Chính phủ.

Câu 25: Cơ quan nào của nước ta thực hiện quyền tư pháp?

  • A. Quốc hội.
  • B. Tòa án nhân dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Ủy ban nhân dân.

Câu 26: Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm những cơ quan nào sau đây?

  • A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • B. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
  • C. Viện kiểm sát quân sự.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Tất cả các Viện kiểm sát do ai lãnh đạo?

  • A. Chủ tịch nước.
  • B. Viện trưởng.
  • C. Quốc hội.
  • D. Chính phủ.

Câu 28: Cơ cấu Tòa án quân sự bao gồm những cơ quan nào?

  • A. Tòa án quân sự trung ương.
  • B. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
  • C. Tòa án quân sự khu vực.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29:Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân bao gồm những bộ phận nào?

  • A. Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
  • B. Các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn.
  • C. Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Uỷ ban nhân dân?

  • A. Họp thường kì mỗi tháng một lần.
  • B. Học chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
  • C. Quyết định các vấn đề tại phiên họp bảng hình thức biểu quyết.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31: Hội đồng nhân dân là:

  • A. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương 
  • B. Cơ quan lãnh đạo ở địa phương 
  • C. Cơ quan hành chính ở địa phương.
  • D. Cơ quan giám sát ở địa phương.

Câu 32: Chức năng của Uỷ ban nhân dân là:

  • A. Giám sát, xem xét, theo dõi đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa phương.
  • B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
  • C. Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
  • D. Tổ chức việc ban hành pháp luật ở địa phương.

Câu 33: Văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy loại chính?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 34: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

  • A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
  • D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.

Câu 35:Hiến pháp Việt Nam có các đặc điểm cơ bản nào?

 
  • A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.
  • B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
  • C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 36.Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

  • A. 1/3 số đại biểu.
  • B. 2/3 số đại biểu.
  • C. Ít nhất 1/3 số đại biểu.
  • D. Ít nhất 2/3 số đại biểu.

Câu 37: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân dân.
  • C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
 

Câu 38: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

  • A. Nghĩa vụ học tập.
  • B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  • C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

  • A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
  • B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
  • D. Cả A, và B đều đúng.

Câu 40: Chủ tịch nước của nước ta thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 là ai?

  • A. Trần Đức Lương
  • B. Nguyễn Minh Triết
  • C. Trương Tấn Sang
  • D. Nguyễn Phú Trọng