Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 3 Thị trường
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 3 Thị trường sách cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Các yếu tố nào dưới đây là các yếu tố cơ bản của thị trường?
- A. Lãi suất, tiền tệ, giá cả.
- B. Giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
C. Hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.
- D. Hàng hoá, dịch vụ, số lượng, chất lượng, chủng loại.
Câu 2: Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường nào?
- A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
- B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.
- C. Thị trường theo chức năng.
D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.
Câu 3: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là nội dung khái niệm thị trường theo nghĩa nào sau đây?
A. Nghĩa rộng.
- B. Nghĩa hẹp.
- C. Nghĩa chủ quan.
- D. Nghĩa khách quan.
Câu 4: Quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ cơ bản của thị trường?
- A. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
- B. Quan hệ mua - bán.
C. Quan hệ cạnh tranh hợp tác.
- D. Quan hệ cung cầu.
Câu 5: Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán
A. vật phẩm.
- B. sản phẩm nông nghiệp.
- C. hàng hoá.
- D. lương thực.
Câu 6: Thị trường có những chức năng cơ bản nào?
- A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
- B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận
C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
- D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
Câu 7: Theo em, nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về thị trường?
- A. Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- B. Thị trường ngày càng mở rộng khi sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển.
- C. Thị trường luôn bị tác động và chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan.
D. Thị trường luôn hoạt động theo mệnh lệnh và sự quản lí của Nhà nước.
Câu 8: Đâu không phải là nội dung về chức năng của thị trường?
- A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá
B. Quản lý thu nhập của các chủ thể kinh tế.
- C. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.
- D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 9: Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường?
- A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
- B. Chức năng hạn chế.
- C. Chức năng thông tin.
D. Chức năng thừa nhận.
Câu 10: Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?
- A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
- B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
- C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
Câu 11:Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
- A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
- C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
- D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
Câu 12: Nhận định không đúng là
- A. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- B. Thị trường là môi trường quan trọng thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa.
C. Hình thức sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người mua là yếu tố quan trọng nhất để hàng hóa bán được trên thị trường.
- D. Thị trường xác định số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán, người mua sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định.
Câu 13: Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?
A. Thị trường.
- B. Cơ chế thị trường.
- C. Kinh tế.
- D. Hoạt động mua bán.
Câu 14: Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm văn phòng phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường?
- A. Chức năng thừa nhận.
- B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết kích thích.
- D. Chức năng điều tiết hạn chế.
Câu 15: Thông tin của thị trường giúp người mua điều gì?
- A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.
- B. Mua được hàng hóa mình cần.
- C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.
D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
Câu 16: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định
- A. nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
- B. số lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ.
- C. chất lượng và mẫu mã hàng hóa, dịch vụ.
D. lượng tiền và lượng hàng hoá, dịch vụ.
Câu 17: Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?
- A. Thị trường nước ngoài.
- B. Thị trường trong nước
C. Thị trường trong nước và nước ngoài.
- D. Thị trường một số vùng miền trong nước
Câu 18: Thị trường có mấy chức năng chủ yếu?
A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
Câu 19: Ưu điểm mua hàng online với mua hàng trực tuyến là
- A. Cho phép tiếp cận những sản phẩm mình mua trong tầm tay và mua sắm thoải mái.
- B. Nhân viên bán hàng tư vấn tận tình.
C. Phạm vi chọn lựa rộng rãi (quần áo, thực phẩm...).
- D. Không hẳn phải đợi chờ thời gian ship hàng.
Câu 20: Hai bạn M và C tranh luận với nhau về chức năng của thị trường, bạn M khẳng định, thị trường xác định mức giá tương ứng với số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán, người mua muốn mua. Bạn C không đồng ý vì cho rằng mua bao nhiêu bán giá như thế nào là do thỏa thuận của người mua và người bán chứ thị trường không can thiệp.
Nhận định nào sau đây là đúng về tình huống trên?
- A. Ý kiến của bạn C là không đúng. Việc giá bán do người mua và người bán quyết định thường chỉ là ở những việc mua bán không điển hình, ví dụ như A bắt buộc phải mua một thứ gì của của B với giá cao do là B nắm được thóp của A.
- B. Ý kiến của M là không đúng. Thị trường không thể chi phối giá bán của các loại hàng hoá được.
- C. Cả hai bạn M và C đều không đúng. Những gì mà hai bạn nói chỉ là một khía cạnh nhỏ của thị trường.
D. Cả hai bạn M và C đều đúng. Tuỳ từng trường hợp giá cả sẽ khác nhau.