Wave

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 11 Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 11 Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Những việc công dân cần làm để thực hiện nghĩa vụ xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam là

  • A. Chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. 
  • B. Ban hành và thực hiện luật công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. 
  • C. Xây dựng đạo đức nghề nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. 
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây của bạn A đúng khi phát biểu về đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?

  • A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. 
  • B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.
  • C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. 
  • D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.

Câu 3: Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thành viên của tổ chức chính trị – xã hội nào dưới đây?

  • A. Nhà nước.
  • B. Mặt trận Tổ quốc.
  • C. Quốc hội.
  • D. Công đoàn. 

Câu 4: Cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của một nhà nước Việt Nam độc lập đúng nghĩa và cũng là lần đầu tiên, người dân Việt Nam được thể hiện quyền dân chủ thực sự, bầu ra người đại diện của mình trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.  

Ví dụ trên thuộc nguyên tắc nào của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Đảm bảo tính pháp quyền.
  • B. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • C. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
  • D. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Câu 5: Hành động của chủ thể nào dưới đây là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?

  • A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.
  • B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.
  • C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất.
  • D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh.

Câu 6: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không bao gồm tổ chức chính trị - xã hội nào dưới đây?

  • A. Hội Nhà báo Việt Nam.
  • B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  • C. Hội Nông dân Việt Nam.
  • D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 

Câu 7: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mấy nguyên tắc cơ bản?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.
 

Câu 8: Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị là gì?

  • A. Là hạt nhân của hệ thống chính trị.
  • B. Vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
  • C. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây?

  • A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
  • B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.
  • C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
  • D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 10: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước ta?

  • A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  • C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Người nào dưới đây đang công tác trong tổ chức chính trị - xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam?

  • A. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z. 
  • B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y.
  • C. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X.
  • D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V.

Câu 12: Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm nào sau đây?

  • A. Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
  • B. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • C. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 14: Nội dung của cá nhân phụ trách là khi công việc của Đảng, của cấp uỷ, của tập thể sau khi đã được bàn bạc thấu đáo đi đến ra nghị quyết hoặc quyết định thì phải được phân công cho từng người phụ trách thi hành. Việc gì một người không làm được thì phải giao cho một tập thể thực hiện. Nếu tập thể thực hiện thì cũng phải có người đứng đầu tập thể đó chịu trách nhiệm chính. Người phụ trách là người phải có đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo nghĩa là phải quyết tâm tổ chức thực hiện đúng việc tập thể đã bàn, đã quyết.

Ví dụ trên thuộc nguyên tắc nào của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Đảm bảo tính pháp quyền.
  • B. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  • C. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
  • D. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Câu 15: Học sinh có trách nhiệm gì trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?

  • A. Tìm hiểu về hệ thống chính trị của nước mình.
  • B. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, đặc điểm của hệ thống chính trị.
  • C. Có những hành vi ứng xử có ích cho đất nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Việc làm nào dưới đây của học sinh trung học phổ thông là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?

  • A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên.
  • B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
  • C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật. 
  • D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới.

Câu 17: Nhận định không đúng là

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Mục tiêu chung của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam là giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền. 
  • D. Mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở Việt Nam đều phục vụ cho lợi ích của dân tộc.

Câu 18: Quốc hội có mấy chức năng chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 19: Ý kiến nào sau đây chưa đúng khi nói về hệ thống chính trị ở Việt Nam?

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước.
  • B. Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Nhân dân lao động.
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.
  • D. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quản lí xã hội.

Câu 20: Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Tổ chức nào dưới đây giữ vị trí trụ cột trong hệ thống chính trị ở Việt Nam? 

  • A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • C. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • D. Công đoàn Việt Nam.

Câu 22: Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về ai?

  • A. Nhân dân.
  • B. Chính phủ.
  • C. Quốc hội.
  • D. Chủ tịch nước.