Trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời bài 2 Thành phần của nguyên tử
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 2 Thành phần của nguyên tử - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 2: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
- A. electron, proton và neutron.
- B. electron và neutron.
C. proton và neutron.
- D. electron và proton.
Câu 3: Một nguyên tử có 12 proton và 12 neutron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là
A. 2+
- B. 12+
- C. 24+
- D.10+.
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
- B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
- C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số neutron (N).
- D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
- C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.
- D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng?
(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố.
(2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen có 8 proton.
(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen có 8 nơtron.
(4) Chỉ có trong nguyên tử oxygen có 8 electron.
A. 3 và 4
- B. 1 và 3
- C. 4
- D. 3
Câu 7: Trong một nguyên tử:
1. Số (p) bằng số (e)
2. Tổng điện tích các (p) bằng điện tích hạt nhân Z
3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
4. Tổng số (p) và số (e) được gọi là số khối
5. Tổng số (p) và số (n) được gọi là số khối
Số mệnh đề đúng là:
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 8: Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần só hạt không mang điện. A là
- A. 18Ar
- B. 10Ne
C. 9F
- D. 8O.
Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n.
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = số điện tích hạt nhân.
D. Số p bằng số e.
Câu 10: Nguyên tử $_{13}^{27}\textrm{Al}$ có :
A. 13p, 13e, 14n.
- B. 13p, 14e, 14n.
- C. 13p, 14e, 13n.
- D. 14p, 14e, 13n.
Câu 11: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (kí hiệu là Z) của một nguyên tố gọi là
- A. số khối.
- B. nguyên tử khối.
C. số hiệu nguyên tử.
- D. số neutron.
Câu 12: Điện tích hạt nhân của nguyên tử Chlorine có 17 electron là
- A. 15+.
- B. 16+.
C. 17+.
- D. 18 +.
Câu 13: Tổng số hạt proton trong hợp chất XY2 bằng 32. Nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 8 electron. X và Y lần lượt là
- A. O và S.
- B. F và Mg.
- C. Mg và F.
D. S và O.
Câu 14: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
- A. Thomson đã đề xuất mô hình nguyên tử, trong đó hạt nhân chỉ chứa các hạt proton và neutron.
- B. Hạt neutron không mang điện, nó được tạo thành bởi sự kết hợp một hạt proton và một hạt electron.
- C. Khối lượng của electron bằng khoảng 1/2000 khối lượng của proton.
D. Đồng vị 131I của iot được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp.
Câu 15: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có khối lượng là 5,01.10-24 gam. Số hạt proton và hạt neutron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là
- A. 1 và 0
B. 1 và 2.
- C. 1 và 3.
- D. 3 và 0.
Câu 16: Cho biết nguyên tử chromium có khối lượng 52 amu, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử chromium là
- A. 2,47 g/cm3.
B. 9,89 g/cm3
- C. 5,20 g/cm3.
- D. 5,92 g/cm3.
Câu 17: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
- A. 78,26.1023 gam.
- B. 21,71.10-24 gam.
C. 27 amu.
- D. 27 gam.
Câu 18: Biết khối lượng của (p) là 1,6726.10−27 kg và khối lượng của (e) là 9,1095.10−31 kg. Tỷ số khối lượng của một (p) và một (e) là:
- A. 1936
- B. 1636
C. 1836
- D. 1900
Câu 19: Biết công thức thể tích hình cầu là : V=$\frac{4}{3}$π r3 ( r là bán kính hình cầu). Hạt nhân nguyên tử hidro có bán kính gần đúng bằng 10−15m. Xác định thể tích của hạt nhân nguyên tử hidro?
A. 4,190.10-45m3
- B. 2,905.10-45m3
- C. 6,285.10-45m3
- D. 2,514.10-45m3
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
- B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân.
- D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.