Trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời bài 1 Nhập môn hóa học
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 1 Nhập môn hóa học - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của hoá học là
- A. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
- B. Sự tương tác lực.
C. Tính chất và sự biến đổi của chất.
- D. Sự chuyển động của mặt trời.
Câu 2: Chọn nội dung phù hợp điền vào chỗ "..."
"Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, ... và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng."
- A. electron
B. tính chất
- C. proton
- D. nguyên tử
Câu 3: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu nói về vai trò của hoá học trong đời sống?
(1) Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.
(2) Chiết cành, ghép cây.
(3) Nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong.
(4) Khử oxide trong quá trình luyện kim
(5) Khắc tượng đá.
- A. 2
B. 3.
- C. 4
- D. 5
Câu 4: Trong các chất: nhôm (aluminium), nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), muối ăn (sodium chloride). Hợp chất là
- A. nhôm (aluminium).
- B. nitơ (nitrogen).
- C. oxi (oxygen).
D. muối ăn (sodium chloride).
Câu 5: Cho các quá trình biến đổi sau:
(1) Nước trong tự nhiên bị bay hơi.
(2) Cho đá vôi vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đá vôi tan dần.
Khẳng định đúng là
A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học
- B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí
- C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học
- D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí
Câu 6: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
- A. khoa học hình thức
- B. khoa học xã hội
C. khoa học tự nhiên
- D. khoa học thường thức
Câu 7: Chọn phát biểu sai.
- A. Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, nghiên cứu khoa học,...
- B. Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- C. Hoá học là ngành khoa học nghiên cứu sự biến đổi chất.
D. Hoá học là ngành khoa học nghiên cứu về cấu tạo của sinh vật.
Câu 8: Phương pháp để học tập môn hoá là
(1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
(2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
(3) Phương pháp luyện tập, ôn tập.
(4) Phương pháp học tập trải nghiệm.
Số phương pháp phù hợp là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
D. 4.
Câu 9: Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là
A. Một hợp chất.
- B. Một đơn chất.
- C. Một hỗn hợp.
- D. Một nguyên tố hoá học.
Câu 10: Chất được phân chia thành hai loại lớn là (1) và (2). Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học, còn (3) được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. (1), (2), (3) lần lượt là:
- A. Phân tử, đơn chất, hợp chất
- B. Phân tử, hợp chất, hợp chất
C. Đơn chất, hợp chất, hợp chất
- D. Đơn chất, hợp chất, đơn chất
Câu 11: Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, HCl, BaO, N2, O3. Có bao nhiêu chất là đơn chất?
- A. 2.
- B. 3.
C. 4.
- D. 5.
Câu 12: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:
(1) Viết báo cáo
(2) Xác định vấn đề nghiên cứu
(3) Nêu giả thuyết khoa học
(4) Thực hiện nghiên cứu
Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:
- A. 1-2-3-4.
B. 2-3-4-1.
- C. 4-1-3-2.
- D. 3-4-1-2.
Câu 13: Đơn chất là chất được cấu tạo từ
A. một nguyên tố.
- B. một nguyên tử.
- C. 2 nguyên tử.
- D. 2 nguyên tố.
Câu 14: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là
- A. sự thay đổi về trạng thái của chất.
- B. sự thay đổi về hình dạng của chất.
C. sự xuất hiện chất mới.
- D. sự thay đổi về màu sắc của chất.
Câu 15: Cho các hiện tượng sau đây:
1) Khí methane cháy sinh ra khí carbonic và nước .
2) Cho nước vào tủ lạnh được nước đá.
3) Hiện tượng quang hợp của cây xanh.
4) Cô cạn nước muối được muối khan.
Hiện tượng hóa học gồm các câu:
- A. 1, 2, 3, 4.
- B. 1, 3, 4.
C. 1, 3.
- D. 2, 4.
Câu 16: Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lí?
1) Vào mùa hè, băng ở 2 cực tan dần.
2) Quần áo mới giặt phơi ngoài nắng một thời gian khô lại.
3) Nung đá vôi thành vôi sống.
4) Mỡ để trong tủ lạnh đông và rắn lại.
5) Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột màu trắng biến thành cacbon màu đen.
6) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục.
A. 1, 2, 4.
- B. 2, 3, 5.
- C. 3, 5, 6.
- D. 1, 2, 3, 4.
Câu 17: Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính:
Công đoạn 1: Đá vôi (thành phần chính là chất calcium carbonate) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau.
Công đoạn 2: Đá vôi đã đập nhỏ được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (chất calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra.
Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hoá học?
- A. Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng hóa học, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng vật lí.
- B. Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng vật lí.
- C. Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng hóa học.
D. Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng hóa học.
Câu 18: Trong các dãy chất cho dưới đây, hãy cho biết dãy chất nào là chất tinh khiết?
A. Nước, khí oxi (oxygen), muối ăn, đường.
- B. Sữa, nước mắm, khí oxi(oxygen), nước.
- C. Nước chanh, xăng, nhôm (aluminium).
- D. Kẽm (Zinc), muối ăn, không khí, nước.
Câu 19: Muối ăn có lẫn cát, để tách muối ăn ra khỏi cát em hãy chọn phương pháp thích hợp nhất:
- A. Hoà tan- làm bay hơi- lọc.
- B. Lọc- làm bay hơi.
- C. Chưng cất.
D. Hoà tan - lọc -làm bay hơi.
Câu 20: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phảI dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc.
- B. Tính tan trong nước.
- C. Khối lượng riêng.
- D. Nhiệt độ nóng chảy.