Wave

Trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời bài 12 Phản ứng oxi hóa- Khử và ứng dụng trong cuộc sống

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 12 Phản ứng oxi hóa- Khử và ứng dụng trong cuộc sống - sách Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho phản ứng sau : KMnO4 +H2SO4→MnSO4+K2SO4+O2+H2O. Tỉ lệ về số mol giữa O2 với H2SO4

  • A. 5:6.
  • B. 4:5.
  • C. 6:5.
  • D. 5:4.

Câu 2: Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO­↑ + H2O. Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là

  • A. 11
  • B. 5
  • C. 15
  • D. 18

Câu 3: Hệ số cân bằng của H2 trong phản ứng Fe2O3 + H2 ⟶ Fe + H2O là

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 2 

Câu 4: Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là

  • A. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó.
  • B. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó.
  • C. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
  • D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó

Câu 5: Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:

K2Cr2O7 + HCl ⟶ Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O

  • A. 16
  • B. 5
  • C. 14
  • D. 10

Câu 6: Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):

a) SO2 + C → CO2 + S

b) 2SO2 + O2 → 2SO3

c) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

d) SO2 + H2S → S + H2O

e) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr

Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 5.

Câu 7: Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là

  • A. 3 và 10.
  • B. 3 và 12.
  • C. 3 và 22.
  • D. 3 và 18.

Câu 8: Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2

  • A. là chất oxi hóa.
  • B. không là chất oxi hóa, không là chất khử
  • C. là chất khử.
  • D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 9: Số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2 là

  • A. +6.
  • B. +2
  • C. +4.
  • D. -2.

Câu 10: Phản ứng oxi hóa – khử là

  • A. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
  • B. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
  • C. phản ứng hóa học trong đó hai hay nhiều chất ban đầu sinh ra một chất mới.
  • D. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

Câu 11: Xét phản ứng Fe+HNO3→ Fe3++X+H2O.  X là chất nào để tổng số electron Fe nhường là 24?

  • A. N2O
  • B. N2
  • C. NO2
  • D. NO

Câu 12: Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là

  • A. +1. +2. −1.
  • B. 0. −2. +1.
  • C. 0. +2. −1.
  • D. +2. −2. +1.

Câu 13: Số oxi hóa của S trong H2SO4 là

  • A. -2.
  • B. +6.
  • C. +4.
  • D. 0

Câu 14: Số oxi hóa của N trong ion NO3-

  • A. +2
  • B. -3
  • C. +4
  • D. +5

Câu 15: Số oxi hóa của N trong ion NH4+

  • A. +5.
  • B. +4.
  • C. +2.
  • D. -3.

Câu 16: Copper (II) sulfate được sử dụng làm nguyên liệu trong phân bón, làm thuốc kháng nấm. Ngoài ra, còn dùng để diệt rêu – tảo trong bể bơi,... Copper (II) sulfate được sản xuất chủ yếu sử dụng từ nguồn nguyên liệu tái chế. Phế liệu được tinh chế cùng kim loại nóng chảy được đổ vào nước để tạo thành những mảnh xốp. Hỗn hợp này được hoà tan trong dung dịch sulfuric acid loãng trong không khí theo phương trình:

Cu + O2 + H2SO4  →  CuSO4 + H2O (1).

Ngoài ra, copper (II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với dung dịch sunfuric acid đặc, nóng:

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O (2).

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A. Cách thứ 1 ít làm ô nhiễm môi trường hơn cách thứ 2
  • B. Tổng hệ số cân bằng của 1 và 2 là 16
  • C. Với cùng một lượng đồng phế liệu sử dụng cách thứ (1) điều chế được nhiều CuSO4 hơn cách thứ 2
  • D. Cả hai phương trình có cùng chất khử nhưng chất oxi hóa khác nhau

Câu 17: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  • A. CaCO3   ⟶ CaO + CO2 ↑
  • B. SO­3 + H2O ⟶H2SO4
  • C. H2SO4 + Ba(OH)⟶ BaSO4 ↓ + 2H2O
  • D. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2 ↑ 

Câu 18: Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4. Khẳng định đúng là

  • A. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+.
  • B. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu.
  • C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+.
  • D. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe.

Câu 19: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử

  • A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
  • B. NH3 + HCl → NH4Cl.
  • C. FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
  • D. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O.

Câu 20: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

  • A. Nhường 12 electron.
  • B. Nhận 12 electron.
  • C. Nhận 13 electron.
  • D. Nhường 13 electron.