Wave

Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Nói và nghe)

Giaibaitapsgk cung cấp lời giải BT 10 Kết Nối Tri Thức giúp các em rút ngắn thời gian tóm tắt nội dung bài học, đánh dấu kiến thức trọng tâm. Dựa vào đó có thể nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà cũng như câu hỏi trong sách BT 10 Kết Nối Tri Thức. Việc thiết kế nội dung lời giải vở bài tập lớp 10Kết Nối Tri Thức theo từng bài, từng trang giúp các em nhanh chóng tra cứu đáp án.

Hướng dẫn giải bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Nói và nghe) SBT ngữ văn 10 tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Nói và nghe 

Bài tập 1. Từng có một quan niệm khá phổ biến cho rằng vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích. Hãy lập dàn ý cho bài nói thể hiện ý kiến của bạn về quan niệm nói trên.


Dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận

Từng có một quan niệm khá phổ biến cho rằng vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích

II. Thân bài:

1. Giải thích quan niệm vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích.

- Quan niệm cho rằng vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích có liên quan tới niềm tin về nguồn gốc thần bí của thơ ca, về năng lực cũng như cơ chế sáng tạo đặc biệt của nhà thơ.

- Quan niệm nêu trên được xây dựng trên cơ sở đối lập hoạt động cảm nhận với hoạt động phân tích, mặc nhiên nhìn nhận phân tích là hoạt động thuần lí trí, không cần thâu nạp các dữ kiện của cảm nhận hoặc ngược lại, cho cảm nhận chỉ là hoạt động của trực giác, tình cảm thuần tuý chứ không liên quan gì tới sự phân tích.

- Quan niệm trên có thể dẫn tới việc coi nhẹ vai trò của hoạt động phê bình thơ và vô tình khuyến khích việc nêu cảm nhận tuỳ tiện, không dựa trên những căn cứ, tiêu chí khoa học.

2. Bày tỏ sự đồng tình hay không đồng tình.

Gợi ý: Em vừa đồng tình và vừa không đồng tình. Đồng tình ở chỗ vẻ đẹp thơ ca để cảm nhận nhằm giữ lấy vẻ đẹp thuần túy của một thi phẩm, giữ gìn công lao, quá trình sáng tạo nghệ thuật của một tác giả. Nó giúp con người nâng cao khả năng cảm thụ cái đẹp, cái đẹp của ngôn từ và qua ngôn từ sẽ cảm nhận những cái đẹp của thế giới khách quan. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở cảm nhận đơn thuần thì độc giả sẽ không thể thấy và cảm nhận được hết vẻ đẹp cốt lõi ẩn giấu bên trong những con chữ trên bề nổi của văn bản mà ta thường nhìn thấy. Với thơ ca chúng ta phải có sự cảm nhận đồng thời cũng phải phân tích một thi phẩm thì mới có thể hiểu hết toàn bộ dụng ý mà tác giả muốn truyền đạt. Khi thực hành phân tích một bài thơ chúng ta thấy rằng thơ ca mang nhiều chức năng như: chức năng nhân thức, giáo dục. Thơ ca gửi gắm những giá trị đạo đức nhân sinh một cách khéo léo, tinh tế. Thơ ca góp phần nâng cao tri thức đời sống bằng chính cách riêng của nó mà hiệu quả thì không thua bất cứ hình thức truyền đạt nào. Hay chức năng giao tiếp, tình cảm. thơ ca có sức mạnh và sức sống vượt ra ranh giới không thời gian, tác động mãnh liệt vào trái tim con người. Thơ ca bắt đầu bằng những cảm động của tâm hồn thi nhân trước cuộc sống, truyền tải qua đường dẫn là ngôn từ nghệ thuật và rồi đến và lay động tình cảm của người đọc. Hoặc đó  là chức năng thẩm mĩ: Thơ ca là một loại hình nghệ thuật nên tính thẩm mĩ là đặc trưng của nó. Thơ ca có tác động mạnh mẽ đến năng lực thẩm mĩ của con người....

3. Lí giải kết hợp với nêu dẫn chứng:

a. Nêu nguồn gốc thơ ca.

Có thể hiểu thơ là tiếng lòng của mọi con người, thơ khởi phát từ lòng người. Thế giới vẫn đang vận động theo hướng hiện đại hoá nhưng dù loài người có đạt đến trình độ siêu hiện đại hoặc hơn nữa, con người cũng không thể cạn kiệt nguồn xúc cảm trong mình. Đó là lý do tại sao trong các sáng tác của văn học hậu hiện đại, thơ vẫn chiếm vị trí quan trọng.

Thơ hay thơ ca, thi ca là những hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống với những xúc cảm chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào đi kèm những tưởng tượng mạnh mẽ đi kèm ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu. 

Thơ ca là được xem là hình thức ban đầu của văn học, ngoại trừ các câu chuyện thần thoại thời nguyên thuỷ có hình thức tồn tại ở các lễ hội, cúng tế, các hình thức văn học ban đầu như sử thi, kịch, thơ trữ tình đều là thơ ca, tức là tác phẩm sử dụng ngôn ngữ có nhịp điệu. Với nhiều nền văn học trên thế giới và riêng với Việt Nam, thơ ca đã ra đời từ rất lâu rồi mới văn xuôi xuất hiện. Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, thơ ca đã hình thành được những hình thức cực kì đa dạng, từ thơ sử thi dài hàng chục câu đến những bài thơ ngắn chỉ gồm bốn, năm dòng như thơ ngũ ngôn, thơ tứ tuyệt, thơ haiku…

b. Cảm nhận thơ ca là như thế nào ? Phân tích thơ ca là như thế nào ? Hai mặt này có ảnh hưởng hay tác đông gì tới nhau ? 

- Cảm nhận là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét , đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cảm nhận thường xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Vì vậy, người viết cần lắng nghe, chắt lọc những cảm xúc, những rung động của chính mình xem yếu tố nào gây ấn tượng sâu đậm nhất. Ấn tượng về tác phẩm càng sâu đậm bao nhiêu thì bài viết cảm nhận càng xúc động, sâu sắc bấy nhiêu.

- Cảm nhận thiên về “cảm”, còn phân tích thì nghiêng về “hiểu”. Nếu như phân tích tác động vào nhận thức, trí tuệ thì cảm nhận tác động vào cảm xúc, tâm hồn.

d. Làm rõ vấn đề: Tại sao vừa phải cảm nhận và phân tích ? 

- Trong bài viết cũng cần lồng ghép giữa hai yếu tố này. Phân tích mà không có cảm nhận thì bài viết dễ khô khan. Ngược lại, cảm nhận mà không có phân tích thì cảm nhận ấy thiếu cơ sở thuyết phục. Trong cảm nhận, cần có phân tích để dào sâu, làm đòn bẩy, làm điểm tựa cho cảm xúc thăng hoa cất cánh. Nói cách khác, mọi rung động, cảm xúc của người viết phải bắt nguồn từ sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu…, nhân vật hay chủ đề tác phẩm.

- Chứng minh qua các tác phẩm thơ ca: Sang thu (Hữu Thỉnh), Lượm (Tố Hữu), Tây Tiến (Quang Dũng), Sóng (Xuân Quỳnh),...

4. Suy nghĩ của bản thân.

III. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Mọi rung động, cảm xúc của người viết phải bắt nguồn từ sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu…, nhân vật hay chủ đề tác phẩm. Ý kiến trên không hoàn toàn đúng. Khi đến với thơ ca, ta phải kết hợp cả cảm nhận và phân tích để làm rõ vẻ đẹp của tác phẩm. 

Bài tập 2. Một tác phẩm được gọi là thơ phải đảm bảo những điều kiện gì? Nếu được tham gia một cuộc thảo luận bàn về vấn đề này, bạn dự kiến sẽ nói những ý cơ bản nào?


1. Đầu tiên cần phải hiểu thơ là gì ? 
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này. Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999).
2. Các điều kiện làm nên một tác phẩm thơ: 
- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.
- Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.
- Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. “Thơ phát khởi từ lòng người ta” (Lê Qúy Đôn)...- Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này.
- Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy. 
- Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu... 
- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.
- Về cấu trúc, mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các dòng (câu) thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu.
- Ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong. 
3. Dự kiến:

- Đối với thơ, dung lượng ảnh hưởng như thế nào?

- Có phải vần là một trong những yếu tố nhận biết thơ ca?

- Hình ảnh trong thơ có vai trò gì?

- Tình cảm trong bài thơ nên được thể hiện ra sao? Giấu kín hay bộc bạch trực tiếp?

Ngoài hướng dẫn giải vở bài tập lớp 10 tập 1, tập 2 sách Kết Nối Tri Thức chúng tôi cũng cung cấp phiếu bài tập cuối tuần theo sát chương trình mới giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Cùng với đó là bộ đề thi giữa kì, cuối kì, cuối năm học giúp các em làm quen với các dạng bài, câu hỏi trong kì thi nhanh chóng và giành được điểm số cao đúng với mong muốn.

Nếu thấy nội dung giải VBT lớp 10 Kết Nối Tri Thức của chúng tôi hữu ích, các em học sinh - phụ huynh đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp giáo án lớp 10 sách Kết Nối Tri Thức theo chương trình mới để các bậc phụ huynh tham khảo và ứng dụng vào việc dạy học tại nhà.