Wave

Soạn ngữ văn 8 chân trời bài 1 Chái bếp

Tài liệu hướng dẫn soạn bài theo chương trình mới SGK 8 Chân Trời Sáng Tạo của Giaibaitapsgk sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng hoàn thành bài tập. Kèm theo đó là hướng dẫn giải vở bài tập Văn 8 tập 2, tập 1 giúp các em học sinh rút ngắn thời gian học tập.

Soạn văn bài 1 Chái bếp sách ngữ văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Cách thể hiện hình ảnh " chái bếp" của bài thơ này có gì đặc sắc?


Hình ảnh " chái bếp" được nhân hóa, qua các sự vật hiện tượng mà chái bếp hiện lên thật hiền hòa. Tác giả không miêu tả chái bếp mà thể hiện chái bếp giống như con người biết hoạt động, biết lắng nghe.

Câu 2: Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?


Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh ngọn khói, nồi cám.... Điều đó thể hiện nét đặc biệt trong các khổ thơ của bài thì chái bếp ở dòng thơ đầu tiên trong từng hoàn cảnh khác nhau, gợi lên những kỷ niệm khác nhau của tác giả về chái bếp.

Câu 3: Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ " cho" trong bài thơ?


Từ " cho" trong bài thơ được lặp lại nhiều lần cho thể hiện tình cảm nhớ nhung da diết của tác giả với chái bếp, nhà thơ muốn được quay trở lại với chái bếp ngày xưa, nơi chất chứa bao kỷ niệm.

Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?


Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là sự nhớ nhung của tác giả về chái bếp, về những kỷ niệm ngày xưa. Tác giả mong muốn được trở về những ngày tháng ấy, những kỷ niệm với chái bếp in đậm trong nhà thơ.

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?


Chủ đề của bài thơ là hình ảnh Chái bếp thân thương. Dựa trên bố cục của các đoạn thơ, hình ảnh chái bếp luôn đứng đầu thể hiện nỗi niềm mong nhớ với chái bếp thân thương, những kỷ niệm với chái bếp đó.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Chái bếp.


- Giá trị nội dung:

Văn bản kể về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương của tác giả. Qua đó, bài thơ khơi dậy trong lòng độc giả những kí ức về hạnh phúc gia đình.

  • - Giá trị nghệ thuật: 
  • Thể thơ bảy chữ kết hợp với các biện pháp tu từ điệp ngữ, ngôn từ giản dị dễ đi vào lòng người, giúp người đọc cảm nhận một cách sâu sắc những tình cảm, cảm xúc tác giả muốn bộc lộ qua bài thơ.
  • Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

Câu hỏi 2.  Em hãy nêu nội dung chính của bài Chái bếp


Nội dung chính: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau. Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương được tác giả thể hiện qua việc nhắc nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm đã gắn bó suốt từ thời thơ ấu.

Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của tác phẩm Chái bếp


1. Tác phẩm 

a. Tiểu sử

- Đại úy, nhà thơ Lý Hữu Lương là người dân tộc Dao. 

- Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại bản Khe Rộng - bản của người Dao quần chẹt trên núi Bàn Mai (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

- Lý Hữu Lương là con em dân tộc Dao. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị Bắc Ninh, anh về công tác tại Quân khu 2. 

- Anh từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2, hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. 

- Vừa công tác nhưng cũng rất đam mê sáng tác, Lý Hữu Lương trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, anh là Biên tập viên thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

b. Đặc điểm sáng tác

- Trong những sáng tác của mình, Lý Hữu Lương sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc, nhiều phương ngữ, thổ ngữ, cho ta thấy tâm hồn anh thấm đẫm tình yêu cội nguồn. 

- Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao. Để từ tình yêu Dao tộc, cho ta những khao khát khám phá tới những tộc người khác trong đại gia đình Việt. Đọc và hiểu thơ anh không dễ, bởi phong thái rắn rỏi, giàu chất liệu vùng cao, nhất là về đời sống tộc người, thổ ngữ, phong tục, sinh hoạt văn hóa và canh tác… vậy nên đòi hỏi người đọc cần phải có sự trải nghiệm. 

c. Các tác phẩm nổi bật và giải thưởng tiêu biểu

- Theo nhà thơ Lý Hữu Lương cho biết, tác giả đến với thơ và bắt đầu viết thơ từ khi còn đang là học viên của Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh) và bài thơ đầu tay của anh được đăng tải trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. 

- Từ trước tới nay, Lý Hữu Lương luôn dành thời gian để viết và đã xuất bản được một số tác phẩm tập thơ như: “Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San” (2013), trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016) và tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020).  “Yao” là tập thơ được anh xuất bản năm 2021, sau gần 10 năm ấp ủ, xây đắp.

- Lý Hữu Lương đã xuất bản 4 đầu sách, trong đó có tập thơ “YAO” là tiêu biểu nhất. 

- Lý Hữu Lương vừa được trao Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ Nhất năm 2021 của Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm 

a. Thể loại

Thơ bảy chữ

b. Bố cục

- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

-  Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

c. Chủ đề

Chủ đề của bài thơ Chái bếp: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

d. Nội dung chính

Nội dung chính: Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.

e. Tóm tắt 

Tác giả đang nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ bên căn chái bếp. Muốn được trở về khoảng thời gian đó, được một lần nữa trải nghiệm những hoạt động bên căn chái bếp. Ở đó có những kỷ niệm thân quen, bên những người thân yêu của tác giả. Nhớ về căn chái bếp có những ngọn khói đang bốc lên trong nồi cám đang đun dở của mẹ. Hàng ngày mẹ vẫn ngồi bên cạnh bếp lửa để đun nồi cám lợn, chái bếp vẫn nằm lặng im bên cạnh ngắm những làn khói đung đưa, bên nồi cám đang sôi ùng ục. Đó là những hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng tác giả vẫn nhớ như in. Căn chái bếp còn in dấu hình ảnh của người cha đang làm những cánh cung trong chái bếp. Mỗi một hoạt động của các thành viên trong gia đình, mỗi một sự kiện lớn nhỏ đều gắn liền bên căn chái bếp. Căn chái bếp vẫn nằm đó, hàng ngày trải qua nắng mưa cùng sự phai mòn của thời gian. Những căn nhà nhiều gian khi xưa, nhưng không bao giờ thiếu căn chái bếp. Ở đó có cả thần bếp đang canh bếp lửa, có những con người nông dân tần tảo, một nắng hai sương vất vả sớm chiều. Xung quanh chái bếp là khung cảnh nhộn nhịp sôi động với những tiếng cười khóc của những đứa trẻ trên nôi, là những người đi về với tổ tiên. Tiếng lửa đượm sương giá, tiếng ngô xay của mẹ đều là những hình ảnh thân thuộc bên căn chái bếp. Bây giờ khi lớn lên, những hình ảnh đó đã không còn nữa, tác giả tha thiết muốn trở lại nơi đây. Nơi có căn chái bếp gắn liền với những tình cảm thân yêu của tác giả. 

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Chái bếp


Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã đưa em về với thế giới tuổi thơ, với chái bếp vương khói đong đầy những kỉ niệm ấm áp. Những nhung nhớ ùa về, cùng với những kỉ niệm không quên của tác giả khiến hình ảnh chái bếp hiện lên chân thật làm sao.

Chái bếp là một bài thơ bảy chữ gồm năm đoạn văn. Hai đoạn đầu là hình ảnh chái bếp hiện lên với hình ảnh mẹ cha tần tảo. Ba khổ sau chái bếp được hiện lên với thật nhiều hình ảnh và âm thanh sống động. Những hình ảnh chái bếp hiện lên như luôn nằm trong tâm trí tác giả. Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chài bếp thân thương này. Những âm thanh với tiếng cười nói, tiếng khóc của những đứa trẻ trên nôi khiến cho căn bếp lúc nào cũng nhộn nhịp. Từ những lời thơ đầu tiên, hình ảnh chái bếp hiện lên với ngọn khói lập lờ qua nồi cám của mẹ, rồi lại trải dài qua nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp như hiện lên thật sinh động. Tác giả miêu tả cái chái bếp, từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian, khiến cho mọi hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị. Rất nhiều điệp từ “cho” xuất hiện như nhấn mạnh cái hoài niệm, cái nhớ nhung da diết mà tác giả đã từng trải qua trong chái bếp thân thuộc này. “Cho” cũng như là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp mà căn chái bếp đã mang lại cho kí ức tuổi thơ của chính tác giả. Cả bài thơ là những tình cảm thắm thiết nhất mà tác giả dành cho cái chái bếp nhà mình. Tác giả yêu, nhớ từng hình ảnh về ngọn khói lập lờ, có thần bếp, có hình ảnh tiếng khóc tiếng cười và có cả bầu trời kí ức tuổi thơ của thơ tác giả. 

Đọc xong bài thơ em càng thêm yêu những kí ức tuổi thơ mình có, trân trọng những từng kỉ niệm bên những hình ảnh, âm thanh thân thuộc như tràn đầy trong trái tim mỗi đứa trẻ. Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.

Để nâng cao khả năng cảm nhận văn học của bản thân đừng quên tham khảo thêm bộ đề 8 kì 2 & kì 1 SGK Chân Trời Sáng Tạo dưới đây.

Mong rằng những tài liệu hướng dẫn soạn, giải vở bài tập Ngữ văn 8 tập 2, tập 1 mà Giaibaitapsgk cung cấp sẽ giúp các em học sinh rút ngắn thời gian học tập. Bộ đề thi học sinh giỏi: lớp 8 và soạn văn lớp 8 giúp các em học sinh nâng cao khả năng của bản thân, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo siêu hữu ích.