Wave

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 2 Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực

Toàn bộ câu hỏi đều được chúng tôi giải đáp chi tiết và trình bày mục lục theo từng bài học trong SGK Toán lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo cả kì 1 và kì 2. Do đó, các em học sinh có thể dễ dàng tra cứu, tham khảo cách làm và nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Song song với đó Giaibaitapsgk cũng cung cấp 5 bài ôn tập Toán lớp 7 cuối năm giúp các em củng cố kiến thức và chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 2 Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ trống -5,07 < -5,...4

  • A. 1; 2; ...9
  • B. 0; 1; 2; ...9
  • C. 0
  • D. 0; 1

Câu 2: Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. $\sqrt{2};\sqrt{3};\sqrt{5}$ là các số thực;
  • B. Mọi số nguyên đều là số thực;
  • C. $\frac{1}{16}∈I$ ;
  • D. $\frac{1}{16}∈R$ .

Câu 3: Giá trị tuyệt đối của −3,14 là:

  • A. −3,14;
  • B. 0;
  • C. ±3,14;
  • D. 3,14.

Câu 4: Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. $\sqrt{4}∈N$ ;
  • B. $\sqrt{3}∈Q$ ;
  • C. $\frac{2}{3}∈R$
  • D. $\frac{2}{3}∈R$

Câu 5: Số đối của $\sqrt{5}$ là

  • A. 5
  • B. $-\sqrt{5}$
  • C. $\sqrt{-5}$
  • D. -5

Câu 6: Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ trống -11,29 < -11,...9

  • A. 1; 2; ...9
  • B. 3
  • C. không có giá trị thích hợp
  • D. 0; 1

Câu 7: Nếu $x^{2}=7$ thì x bằng

  • A. 49 hoặc -49
  • B. $\sqrt{7}$ hoặc $-\sqrt{7}$
  • C.$\frac{7}{2}$
  • D. $ \pm 14$

Câu 8: Kết quả của phép tính $(\sqrt{\frac{9}{25}}-2.9):(\frac{4}{5}+0.2)$ là:

  • A. $\frac{87}{5}$
  • B. $\frac{-87}{5}$
  • C. $\frac{-5}{87}$
  • D. $\frac{5}{87}$

Câu 9: Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ chấm: −9,08 < 9,…1

  • A. 0; 1; 2; …; 9;
  • B. 1; 2; …; 9;
  • C. 0;
  • D. 1.

Câu 10: Sử dụng máy tính cầm tay, so sánh $\sqrt{10}$và 3,163.

  • A. $\sqrt{10}$ = 3,163;
  • B. $\sqrt{10}$ < 3,163;
  • C. $\sqrt{10}$  > 3,163;
  • D. Không so sánh được.

Câu 11: Chọn khẳng địnhsai.

  • A. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm 0 đến điểm x trên trục số;
  • B. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm –x đến điểm x trên trục số;
  • C. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm 0 đến điểm –x trên trục số;
  • D. Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.

Câu 12: Sắp xếp các số thực $-\frac{2}{3};\sqrt{2};0.2(14);\frac{4}{7};0.123$ theo thứ tự từ lớn đến bé

  • A. $-\frac{2}{3};0.123;0.2(14)\frac{4}{7};\sqrt{2}$
  • B. $-\frac{2}{3};\frac{4}{7};0.123;0.2(14);\sqrt{2}$
  • C. $\sqrt{2};\frac{4}{7};0.123;0.22(14);-\frac{2}{3}$
  • D. $\sqrt{2};\frac{4}{7};0.2(14);0.123;-\frac{2}{3}$

Câu 13: Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. Tập số thực được kí hiệu là Q  ;
  • B. Số tự nhiên không phải là số thực;
  • C. Quan hệ giữa các tập số N ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R ;
  • D. Mọi số thực đều là số vô tỉ.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về cùng một phía là hai số đối nhau;
  • B. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau;
  • C. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau;
  • D. Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O là hai số đối nhau.

Câu 15: Có bao nhiêu số thực x thoả mãn $|x|= \sqrt{5}$?

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 0.

Câu 16: Giá trị của biểu thức $\sqrt{|-16|}$=?

  • A. 16;
  • B. −4;
  • C. 4;
  • D. Không tồn tại.

Câu 17: Giá trị nào sau đây là kết quả của phép tính (-45.7) + [(+5.7) + (+5.75) + (-0.75)]$

  • A. $\frac{87}{5}$
  • B. -35
  • C. 35
  • D. $\frac{5}{87}$

Câu 18: Tìm giá trị của z biết |z – 8| = 0

  • A. 8;
  • B. −8;
  • C. 0;
  • D. ± 8.

Câu 19:  Trong các số $|− 9,35|; \sqrt{50}; 6,(23); \sqrt{3}$ số lớn nhất là:

  • A. |− 9,35|;
  • B. 6,(23);
  • C. $\sqrt{50}$ ;
  • D. $\sqrt{3}$

Câu 20: So sánh 0,(31) và 0,3(12).

  • A. 0,(31) = 0,3(12);
  • B. 0,(31) > 0,3(12);
  • C. 0,(31) < 0,3(12);
  • D. Không so sánh được.

Xem thêm tài liệu tổng hợp các dạng Toán lớp 7 Mỗi công thức trong nội dung chương trình đều được chúng tôi tổng hợp lại kèm theo cách làm, ví dụ cụ thể và bài luyện tập chi tiết giúp các em ghi nhớ cách làm Toán lớp 7 nhanh chóng.

Ngoài ra, các vị phụ huynh và thầy cô cũng có thể tham khảo bài tập củng cố Toán lớp 7 với phiếu BT cuối tuần Toán 7 và BT thực hành Toán 3 của Giaibaitapsgk. Sử dụng tài liệu này các em có thể nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng làm Toán lớp 7, giải vở bài tập Toán lớp 7 sách Chân Trời Sáng Tạo và đưa ra đáp án chính xác.