Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 2 Các phép tính với số hữu tỉ
Toàn bộ câu hỏi đều được chúng tôi giải đáp chi tiết và trình bày mục lục theo từng bài học trong SGK Toán lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo cả kì 1 và kì 2. Do đó, các em học sinh có thể dễ dàng tra cứu, tham khảo cách làm và nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà. Song song với đó Giaibaitapsgk cũng cung cấp 5 bài ôn tập Toán lớp 7 cuối năm giúp các em củng cố kiến thức và chuẩn bị sẵn sàng cho những kì thi sắp tới.
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 2 Các phép tính với số hữu tỉ - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện $x<\frac{11}{10}+\frac{67}{30}+\frac{-7}{60}$ là:
- A. 0
- B. 1
- C. 2
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Kết quả của phép tính $\frac{-26}{15}:2\frac{3}{5}=?$
- A. -6
- B. $\frac{-3}{2}$
C. $\frac{-2}{3}$
- D. $\frac{-3}{4}$
Câu 3: Kết quả của phép tính : $\frac{-3}{20}+\frac{-2}{15}=?$
- A. $\frac{-1}{60}$
B. $\frac{-17}{60}$
- C. $\frac{-5}{35}$
- D. $\frac{1}{60}$
Câu 4: Kết quả phép tính: $\frac{3}{4}+\frac{1}{4}$ x $\frac{-12}{20}$ là:
- A. $\frac{-12}{20}$
B. $\frac{3}{5}$
- C. $\frac{-3}{5}$
- D. $\frac{-9}{84}$
Câu 5: Kết quả của phép tính: $(-\frac{5}{13})+(-\frac{2}{11})+\frac{5}{13}+(-\frac{9}{11})$ là:
- A. $\frac{-38}{143}$
- B. $\frac{7}{11}$
C. -1
- D. $\frac{-7}{11}$
Câu 6: Cho phân số $\frac{x}{6}$ . Sau khi quy đồng mẫu của $\frac{x}{6}$ và $\frac{1}{15}$ thì $\frac{x}{6}$ trở thành một phân số mới. Trừ tử số của phân số mới cho 15 ta được một phân số bằng $\frac{1}{3}$ . Hỏi phân số đã cho là phân số nào?
- A. $\frac{-5}{6}$
B. $\frac{5}{6}$
- C. $\frac{1}{3}$
- D. $\frac{1}{6}$
Câu 7: Tổng các phân số $\frac{x}{15}$ thỏa mãn điều kiện $\frac{-1}{3}<\frac{x}{15}<\frac{1}{5}$ là:
A. $\frac{-7}{15}$
- B. $\frac{7}{15}$
- C. $\frac{8}{15}$
- D. $\frac{2}{15}$
Câu 8: Kết luận nào đúng về giá trị của biểu thức
$A=\frac{1}{5}-[(\frac{-2}{3})-(\frac{1}{3}+\frac{5}{6})]$?
- A. A < 2
B. A > 2
- C. A < 1
- D. A < 0
Câu 9: Chọn khẳng định đúng về quy tắc chuyển vế đối với số hữu tỉ:
- A. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta giữ nguyên dấu của số hạng đó.
- B. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu số hạng còn lại.
- C. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu của tất cả các số hạng trong phép tính.
D. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải đổi dấu số hạng đó.
Câu 10: Cho hai số hữu tỉ $x = \frac{a}{b};y=\frac{c}{d}$ (với a, b, c, d ∈ ℤ ;b, d ≠ 0). Vậy xy = ?
A. $\frac{ac}{bd}$
- B. $\frac{ad}{bc}$
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng;
- D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 11: Giá trị x thỏa mãn $x:(\frac{1}{12}-\frac{3}{4})=1$ là:
- A. $\frac{-1}{4}$
- B. $\frac{2}{3}$
C. $-\frac{2}{3}$
- D. $-\frac{3}{2}$
Câu 12: Kết quả của phép tính $0.5+(-\frac{3}{7})$ là:
- A. $-\frac{1}{14}$
- B. $\frac{2}{7}$
C. $\frac{1}{14}$
- D. $\frac{1}{10}$
Câu 13: Giá trị x thỏa mãn: $x+\frac{3}{16}=-\frac{5}{24}$ là:
A. $x=\frac{-19}{48}$
- B. $x=\frac{1}{48}$
- C. $x=\frac{-1}{48}$
- D. $x=\frac{19}{48}$
Câu 14: Cho biết $x+\frac{2}{15}=-\frac{3}{10}$
A. $x=\frac{-13}{30}$
- B. $x=\frac{11}{30}$
- C. $x=\frac{-5}{150}$
- D. $x=\frac{65}{150}$
Câu 15: Kết quả phép tính -0.35 x $\frac{2}{7}$ = ?
A. -0.1
- B. -1
- C. -10
- D. -100
Câu 16: Các số nguyên x thoả mãn điều kiện: $\frac{1}{5}+\frac{2}{7}-1<x<\frac{13}{3}+\frac{6}{5}+\frac{4}{15}$ . Vậy các số nguyên x thuộc tập hợp:
A. {0; 1; 2; 3; 4; 5};
- B. {0; 1; 2; 3; 4};
- C. {1; 2; 3; 4; 5};
- D. {0; 1; 2; 3}.
Câu 17: Giá trị của biểu thức $(7-\frac{2}{3}-\frac{1}{4})-(\frac{4}{3}-\frac{10}{4})-(\frac{5}{4}-\frac{1}{3})$ bằng:
- A. $1\frac{1}{3}$
B. $6\frac{1}{3}$
- C. $8\frac{1}{3}$
- D. $10\frac{1}{3}$
Câu 18: Một vòi nước chảy vào một bể thì trong 8 giờ đầy bể. Vòi thứ hai chảy 12 giờ thì đầy bể. Hỏi nếu vòi thứ nhất chảy trong 3 giờ và vòi thứ hai chảy trong 5 giờ thì được bao nhiêu phần của bể ?
- A. $\frac{3}{8}$
- B. $\frac{5}{12}$
- C. $\frac{17}{24}$
D. $\frac{19}{24}$
Câu 19: Số $\frac{-5}{18}$ là hiệu của hai số hữu tỉ nào dưới đây?
- A. $\frac{3}{18}-\frac{2}{18}$
- B. $\frac{1}{18}-\frac{2}{9}$
C. $-\frac{1}{9}-\frac{1}{6}$
- D. $\frac{2}{9}-\frac{1}{3}$
Câu 20: Cho hai số hữu tỉ $x=\frac{a}{m};y=\frac{b}{m}$ (với a, b, m ∈ ℤ , m ≠ 0). Vậy x + y = ?
A. $\frac{a+b}{m}$
- B. $\frac{a-b}{m}$
- C. $\frac{ab}{m}$
- D. $\frac{am}{b}$
Xem thêm tài liệu tổng hợp các dạng Toán lớp 7 Mỗi công thức trong nội dung chương trình đều được chúng tôi tổng hợp lại kèm theo cách làm, ví dụ cụ thể và bài luyện tập chi tiết giúp các em ghi nhớ cách làm Toán lớp 7 nhanh chóng.
Ngoài ra, các vị phụ huynh và thầy cô cũng có thể tham khảo bài tập củng cố Toán lớp 7 với phiếu BT cuối tuần Toán 7 và BT thực hành Toán 3 của Giaibaitapsgk. Sử dụng tài liệu này các em có thể nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng làm Toán lớp 7, giải vở bài tập Toán lớp 7 sách Chân Trời Sáng Tạo và đưa ra đáp án chính xác.