Wave

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối bài 6 ứng phó với tâm lí căng thẳng

Toàn bộ câu hỏi trong sách đều được Giaibaitapsgk giải bài tập GDCD 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo cách giải chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức và chuẩn bị bài mới. 10 bài học trong sách Kết Nối Tri Thức đều được chúng tôi giải đáp chi tiết, sắp xếp theo chủ đề nên các em có thể nhanh chóng tra cứu.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 6 ứng phó với tâm lí căng thẳng - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những tình huống nào sau đây có thể gây căng thẳng?

  • A. Bị bạn bè chê bai, nói xấu vì ngoài hình.
  • B. Đạt giấy khen.
  • C. Được thầy cô khen ngợi.
  • D. Đi chơi công viên.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

  • A. Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
  • B. Vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
  • C. Yêu thương bản thân.
  • D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 3: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về:

  • A. Tinh thần, thể chất.
  • B. Tiền bạc.
  • C. Gia đình.
  • D. Bạn bè.

Câu 4: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là:

  • A. Tâm lí tự ti.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Vấn đề sức khỏe của bản thân.
  • D. Sự kì vọng quá lớn của gia đình.

Câu 5: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là:

  • A. Lo lắng thái quá.
  • B. Áp lực học tập.
  • C. Sự kì vọng quá lớn của gia đình.
  • D. Các mối quan hệ bạn bè.

Câu 6: K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?

  • A. Mặc kệ bạn vì nó không liên quan đến mình.
  • B. Đưa bạn đi chơi.
  • C. Bảo bạn ôn bài kỹ.
  • D. Ngồi động viên, trò chuyện vui để bạn đỡ căng thẳng, bảo bạn coi nó như một bài kiểm tra nhỏ thường làm.

Câu 7: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
  • B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
  • C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
  • D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 8: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào gây căng thẳng cho người khác?

  • A. Được khen thưởng.
  • B. Đi du lịch với gia đình.
  • C. Đi chơi công viên.
  • D. Bị điểm kém hơn kỳ trước.

Câu 9:  Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không gây căng bẳng với người khác?

  • A. Bố mẹ mắng vì điểm kém.
  • B. Bạo lực mạng.
  • C. Được điểm cao.
  • D. Bị bạn bè xa lánh.

Câu 10: Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng?

  • A. Thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
  • C. Thường xuyên đọc sách thư dãn.
  • D. Mắng chửi người khác để giải tỏa.

Câu 11: M đang là học sinh cuối cấp, áp lực thi cử thi vào trường công lập khiến M cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu gắt, nhiều lần M bỏ trốn tiết đi chơi để giải tỏa căng thẳng. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì?

  • A. Nói chuyện M trốn học với bộ mẹ M.
  • B. Mặc kệ không quan tâm.
  • C. Nói chuyện, chia sẻ và động viên M cố gắng đi học đầy đủ.
  • D. Nói xấu M trước mặt bạn bè.

Câu 12: Trong những cách dưới đây, cách nào giúp ích cho việc giải tỏa căng thẳng?

  • A. Thư dãn đầu óc bằng cách đọc những cuốn sách thú vị.
  • B. Dùng chất kích thích.
  • C. Mắng chửi người khác.
  • D. Làm việc thật nhiều để không phải suy nghĩ đến vấn đề gây ức chế, khó chịu.

Câu 13: Dạo này K học tập sa sút, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. K cảm thấy rất khó chịu và căng thẳng mỗi khi học. Nếu là bạn của K, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm.
  • B. Rủ K đi trốn học đi chơi.
  • C. Nói xấu K với bạn bè.
  • D. Quan tâm, hỏi thăm, động viên, giúp đỡ K trong quá trình học tập.

Câu 14: Khi bị căng thẳng em nên làm gì?

  • A. Học tập thật tốt.
  • B. Nghỉ ngơi, thư giãn.
  • C. Tiếp tục làm việc.
  • D. Mắng chửi người khác.

Câu 15: Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là

  • A. Thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
  • B. Tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
  • C. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
  • D. Lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 16:  Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?

  • A. Chơi cùng bạn bè.
  • B. Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
  • C. Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
  • D. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.

Câu 17:  Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người?

  • A. Tiêu cực.
  • B. Tích cực.
  • C. Không xác định.
  • D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực.

Câu 18: Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?

  • A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Hoàn cảnh gia đình.
  • D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.

Câu 19: Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. T thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, Y thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?

  • A. Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên.
  • B. Mặc kệ không quan tâm.
  • C. Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường.
  • D. Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T.

Câu 20: D thường xuyên bị căng thẳng trước giờ đi thi dù ôn bài rất kỹ. Nếu là D, em sẽ làm gì để bớt căng thẳng?

  • A. Không nghĩ gì hết, mặc kệ.
  • B. Đọc lại thật nhiều lần bài học.
  • C. Chơi game cho thư dãn đầu óc.
  • D. Tự nhủ coi nó như một bài kiểm tra bình thường mình vẫn làm.

Đừng quên tham khảo tài liệu giải vở bài tập GDCD 7 Kết Nối Tri Thức của Giaibaitapsgk. Dựa vào đó các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà của mình.

Ngoài hướng dẫn giải bài tập GDCD 7 Kết Nối Tri Thức theo bài các em học sinh có thể tham khảo nhiều tài liệu học tốt khác: giải vở bài tập GDCD 7, Trắc nghiệm GDCD 7,... Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị khác.