Wave

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Toàn bộ câu hỏi trong sách đều được Giaibaitapsgk giải bài tập GDCD 7 Kết Nối Tri Thức. Tham khảo cách giải chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức và chuẩn bị bài mới. 10 bài học trong sách Kết Nối Tri Thức đều được chúng tôi giải đáp chi tiết, sắp xếp theo chủ đề nên các em có thể nhanh chóng tra cứu.

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A. Thương người như thể thương thân
  • B.  Ruột ngựa, phổi bò.
  • C. Người sống đống vàng.
  • D. Con mắt là mặt đồng cân.

Câu 2: Hành vi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A. Ít khi gọi điện hỏi thăm gia đình dù sống xa nhà. 
  • B. Thấy bác hàng xóm sống một mình và đang bị ốm. Bạn giúp bác mua thuốc.
  • C. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì... nhưng khi bạn nhờ không giúp.
  • D. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, quay đi coi như không thấy.

Câu 3: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

  • A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.
  • B. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
  • C. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.
  • D. Thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 4: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
  • B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.
  • C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.
  • D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 5: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

  • A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
  • B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
  • C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.
  • D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

Câu 6: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

  • A. Chia ngọt sẻ bùi.
  • B. Uống nước nhớ nguồn.
  • C. Con nhà lính, tính nhà quan.
  • D. Thắng không kiêu, bại không nản.

Câu 7: Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Chia sẻ.
  • B. Cảm thông.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Quan tâm.

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • B. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 9: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Kiên trì.
  • D. Đồng cảm.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.
  • B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.
  • C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.
  • D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Câu 11: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. An ủi.
  • B. Động viên.
  • C. Hỏi thăm.
  • D. Yêu nước.

Câu 12: Chia sẻ được hiểu là:

  • A. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.
  • B. Thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.
  • C. San sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • D. Hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 13: Hành động nào thể hiện sự tương thân tương ái?

  • A. Ủng hộ, quyên góp giúp đồng bào vùng bão lũ.
  • B. Coi thường các bạn hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Mặc kệ bạn bè đánh nhau, gây gổ.
  • D. Nói xấu người khác sau lưng.

Câu 14: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để:

  • A. Đồng hành với việc làm của người đó.
  • B. Chế nhạo những việc làm của người đó.
  • C. Chứng tỏ bản thân mình trước người đó.
  • D. Nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó.

Câu 15: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến:

  • A. Các vấn đề thời sự của đất nước.
  • B. Những người thân trong gia đình.
  • C. Mọi người và sự việc xung quanh.
  • D. Những việc liên quan đến lợi ích của bản thân.

Câu 16: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? 

  • A. Kiên trì học tập.
  • B. Sáng tạo nội dung.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Ủng hộ các bạn nhỏ vùng cao.

Câu 17: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.
  • B. Chỉ quan tâm, giúp đỡ người khác khi bản thân thấy có lợi.
  • C. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.
  • D. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.

Câu 18: Trong đợt bão lũ, trường A tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Nhóm bạn H, K, L, T cũg rủ nhau tham gia. H ủng hộ sách vở, K ủng hộ quần áo, T ủng hộ tiên. Duy chỉ có L xin tiền bố mẹ đi ủng hộ nhưng lại đem tiền đó đi nạp game. Theo em, hành vi của bạn nào là không đúng?

  • A. H
  • B. K
  • C. T
  • D. L

Câu 19: Hành vi nào sau đây không là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

  • A.Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.
  • B. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.
  • C. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • D. Thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Câu 20: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ .
  • B. Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ
  • C. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ.
  • D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương

Đừng quên tham khảo tài liệu giải vở bài tập GDCD 7 Kết Nối Tri Thức của Giaibaitapsgk. Dựa vào đó các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà của mình.

Ngoài hướng dẫn giải bài tập GDCD 7 Kết Nối Tri Thức theo bài các em học sinh có thể tham khảo nhiều tài liệu học tốt khác: giải vở bài tập GDCD 7, Trắc nghiệm GDCD 7,... Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị khác.