Wave

Giải tiếng việt 4 cánh diều bài 2: Chăm học, chăm làm (chia sẻ, bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Những hướng dẫn soạn và đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều sẽ giúp các em giảm tải áp lực học hành. Tài liệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 được Giaibaitapsgk phân tách thành từng nhóm nhỏ tương ứng với từng bài học trên lớp. Vì thế, các em có thể dễ dàng theo dõi, tra cứu và đối chiếu đáp án đúng bất cứ lúc nào. Kéo chuột để tham khảo tài liệu theo từng cụm chủ đề lớn.

Soạn bài 2: Chăm học, chăm làm (chia sẻ, bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện) sách tiếng việt 4 tập 1 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHIA SẺ

1. Trò chơi Tìm đường

Chị ong cánh xanh có tên là Chăm Học.

Chị ong cánh hồng có tên là Chăm Làm.

a, Em hãy đọc tên hoạt động trong mỗi thẻ chữ

b, Tìm đường bay về tổ phù hợp với hoạt động của mỗi chị ong.

2. Em đã làm được việc gì giống các chị ong?


1. Học sinh tham gia trò chơi và tự trả lời câu hỏi.

2. Em đã làm được một số việc như: tập thể thao, quét nhà, đọc sách...

BÀI ĐỌC 1: VĂN HAY CHỮ TỐT

Câu hỏi:

  1. Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém?
  2. Điều gì xảy ra khiến Cao Bá Quát quyết tâm luyện viết chữ thật đẹp?
  3. Tìm những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện chữ của Cao Bá Quát.
  4. Các thành ngữ " xuất khẩu thành thơ", " văn hay chữ tốt" nói lên điều gì về Cao Bá Quát?
  5. Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?


Trả lời:

1. Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu cho dù bài văn của ông viết rất hay.
2. Cao Bá Quát đã viết đơn cho bà cụ hàng xóm để kêu oan. Nhưng trong lá đơn ấy, tuy lí lẽ rõ ràng nhưng chữ viết xấu quá, quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Sự việc ấy xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát ân hận. Và ông mới thấm thía rằng: "dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì !".
3. Cao Bá Quát đã quyết chí luyện viết chữ rất công phu, tỉ mỉ và có phương pháp.

Lúc đầu:

- Sáng: lấy que vạch lên cột nhà luyện nét sổ thẳng
- Tối: tập viết 10 trang vở

Khi chữ đã tiến bộ:

- Mượn các cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện

4. Một người giỏi giang, ý tứ chuẩn mực sắc sảo cho thấy tài năng văn chương của Cao Bá Quát.

5. Người biết nhận ra điểm yếu của mình nên đã tìm cách khắc phục. Nỗ lực để luyện chữ kiên trì vươn lên để dần dần viết chữ đẹp lên thay vì quá xấu như trước.Từ tấm gương cụ Cao Bá Quát chúng ta cần phải biết nhìn nhận điểm yếu điểm mạnh của mình để phát huy và khắc phục.

BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐƠN

I, Nhận xét

Đọc đơn sau và trả lời câu hỏi:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 9 năm 2023

ĐƠN XIN THAM GIA CÂU LẠC BỘ

Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ " Em muốn giỏi Toán"

Em tên là: Chu Hoàng Minh Khôi
Sinh ngày 15-8-2012 Nam ( nữ): Nam
Nơi ở: Khối 2, thị trấn Xuân AN, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Học sinh lớp: 4A Trường Tiểu học Xuân An
Sau khi tìm hiểu các thông tin về hoạt động của Câu lạc bộ và được bố mẹ đòng ý, em viết đơn này xin tham gia Câu lạc bộ "Em muốn giỏi Toán" của nhà trường để được học hỏi, rèn luyện thêm.
Em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Câu lạc bộ.
Em xin trân trọng cảm ơn.                                               

Người làm đơn

  Minh Khôi

Chu Hoàng Minh Khôi

a, Về hình thức, đơn gồm mấy phần? Mỗi phần có những mục nào?

b, Về nội dung, đơn cần viết những gì?

II, Bài học

III, Luyện tập

1. Kế một số trường hợp em cần viết đơn:

a) Viết đơn trình bày nguyện vọng của em. Ví dụ: Xin tham gia một hoạt động, học lập hoặc lao động, thể thao, văn nghệ.

b) Viết đơn trình bảy nguyện vọng của tổ hoặc lớp em. Ví dụ: Đề nghị sắp xếp lại nhóm học tập cho phù hợp hơn.

c) Giúp bố mẹ viết đơn trình bảy nguyện vọng của gia đình hoặc xóm, phố em.

Ví dụ: Đề nghị làm khu vui chơi cho trẻ em.

2. Trong mỗi trường hợp trên, em cần viết đơn gửi ai hoặc cơ quan, tổ chức nào?


I, Nhận xét

a, Về hình thức, đơn gồm ba phần: đầu, nội dung và cuối.

Phần đầu gồm:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Địa điểm, ngày tháng năm viết đone
  • Tên đơn
  • Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn

Phần nội dung gồm:

  • Giới thiệu về bản thân
  • Trình bày nguyện vọng
  • Lời cam kết

Phần cuối gồm: 

  • Chữ ký, học và tên của người viết đơn

b, Về nội dung đơn cần viết về: Giới thiệu về bản thân, Trình bày nguyện vọng và Lời cam kết

II, Bài học

III, Luyện tập

1. Kế một số trường hợp em cần viết đơn:

a) Ví dụ: Xin tham gia một hoạt động, học lập hoặc lao động, thể thao, văn nghệ.

b) Ví dụ: Đề nghị sắp xếp lại nhóm học tập cho phù hợp hơn.

c) Ví dụ: Đề nghị làm khu vui chơi cho trẻ em.

2. Trong mỗi trường hợp trên, em cần viết đơn gửi ai hoặc cơ quan, tổ chức nào?

a) Ví dụ: Xin tham gia một hoạt động, học lập hoặc lao động, thể thao, văn nghệ em cần viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.

b) Ví dụ: Đề nghị sắp xếp lại nhóm học tập cho phù hợp hơn em cần viết đơn gửi Cô giáo chủ nhiệm

c) Ví dụ: Đề nghị làm khu vui chơi cho trẻ em em cần viết đơn gửi trưởng hoặc phó thôn.

KỂ CHUYỆN: TẤM HUY CHƯƠNG

1. Nghe và kể lại câu chuyện

2. Trao đổi về câu chuyện

a, Điều gì ở cậu bé Xtác -đi khiến các bạn khâm phục?

b, Câu chuyện trên gợi cho em những cảm nghĩ gì?


.... Đang cập nhật.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu hỏi 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.

- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.

Câu hỏi 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.


2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động: câu chuyện “Bàn chân kì diệu”, “Ông Trạng thả diều”

2- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu

- Sự việc:

+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.

- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.

- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.

- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.

- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.

Nếu muốn ôn tập kiến thức nhanh chóng các em có thể tham khảo bộ câu hỏi Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án. Với nội dung theo sát bài học sẽ giúp em nhắc lại nội dung bài học siêu nhanh và thuận tiện.

Nêu thấy nội dung hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều hữu ích thì đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn. Mong rằng những tài liệu học tốt của chúng tôi sẽ giúp các em rút ngắn thời gian học tập, cũng như cung cố kiến thức và giành được điểm số cao.

Bài viết liên quan