Giải tiếng việt 4 cánh diều bài 1: Chân dung của em (bài đọc 2, bài viết 2)
Những hướng dẫn soạn và đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều sẽ giúp các em giảm tải áp lực học hành. Tài liệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 được Giaibaitapsgk phân tách thành từng nhóm nhỏ tương ứng với từng bài học trên lớp. Vì thế, các em có thể dễ dàng theo dõi, tra cứu và đối chiếu đáp án đúng bất cứ lúc nào. Kéo chuột để tham khảo tài liệu theo từng cụm chủ đề lớn.
Soạn bài 1: Chân dung của em (bài đọc 2, bài viết 2) sách tiếng việt 4 tập 1 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
BÀI ĐỌC 2: CÁI RĂNG KHỂNH
Câu hỏi:
- Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
- Khi nghe bạn nhỏ giải thích, người bố đã nói gì?
- Em có suy nghĩ gì về điều người bố nói?
- Vì sao bạn nhỏ kể cho cô giáo nghe bí mật của mình?
- Em nghĩ như thế nào về " nét riêng" ( ngoại hình, giọng nói, cách ăn mặc,....) của mỗi người?
Trả lời:
- Vì bạn bè thường hay trêu bạn nhỏ về chiếc răng khểnh do không chịu đánh răng và chiếc răng khểnh khiến bạn nhỏ không dám cười nữa.
- Người bố đã nói với con mình rằng: “Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn. Đáng lẽ con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng...Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình”.
- Những điều người bố nói là rất đúng. Có thể thấy người bố trong đoạn trích là một người rất hiểu tâm lý người khác, rất quan tâm, yêu thương con và biết cách lý giải cho con hiểu về điểm khác biệt và giá trị riêng của mỗi người
- Vì bạn nhỏ muốn cô giữ chung một bí mật và làm theo lời bố nói là quan sát những bí mật của những người xung quanh.
- Mỗi người đều có một điểm khác lạ, một giá trị riêng mà không ai giống ai. Mỗi chúng ta cần tự hào về điều riêng biệt của chính mình. Dù gặp khuyết điểm nào trên cơ thể thì bản thân vẫn luôn phải tự tin, và yêu lấy nó, bản thân mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I, Nhận xét
1. Tìm các từ chỉ sự vật trong các câu sau:
a, Mẹ giao cho Hồng chăm sóc cửa nhà, quét tước, dọn dẹp.
Theo BÍCH THUẬN
b, Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.
TÔ HOÀI
c, Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.
Theo TÍNH LÊ và NGUYỄN CƯỜNG
2. Xắp các từ nói trên vào nhóm thích hợp:
- chỉ người
- chỉ vật
- chỉ con vật
- chỉ hiện tượng tự nhiên
- chỉ thời gian
II, Bài học
III, Luyện tập
1. Tìm danh từ trong câu sau:
Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
2. Viết một câu chuyện về bản thân hoặc về một người bạn. Chỉ ra danh từ mà em đã sử dụng.
I. Nhận xét
1.
a, Từ chỉ sự vật là: cửa nhà, Hồng
b, Từ chỉ sự vật là: sâu, cây cối, mối, Chích bông, mùa màng
c, Từ chỉ sự vật là: cơn mưa, cánh đồng, mùa vụ
2.
- chỉ người: Hồng
- chỉ vật: cửa nhà, cây cối, cánh đồng
- chỉ con vật: Chích bông, sâu, mối
- chỉ hiện tượng tự nhiên: cơn mưa
- chỉ thời gian: mùa màng, mùa vụ
II, Bài học
III, Luyện tập
1. Danh từ là: hoa, quả, ngôi sao, ông Mặt Trời, câu chuyện cổ tích, gió
2. Câu giới thiệu về bạn: Bạn em có giọng hát hay như ca sĩ. Trong đó ca sĩ là danh từ.
BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT
1. Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:
a, Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b, Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c, Nếu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
2. Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh kết quả tìm ý và sắp xếp ý.
1. Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ
- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....
- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..
- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....
2. Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh kết quả tìm ý và sắp xếp ý.
Học sinh tự trao đổi và hoàn chỉnh kết quả tìm ý và sắp xếp ý.
Nếu muốn ôn tập kiến thức nhanh chóng các em có thể tham khảo bộ câu hỏi Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án. Với nội dung theo sát bài học sẽ giúp em nhắc lại nội dung bài học siêu nhanh và thuận tiện.
Nêu thấy nội dung hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều hữu ích thì đừng quên theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn. Mong rằng những tài liệu học tốt của chúng tôi sẽ giúp các em rút ngắn thời gian học tập, cũng như cung cố kiến thức và giành được điểm số cao.