Wave

Giải bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Mỗi câu hỏi trong 13 bài học môn lớp 4 VNEN đều được Giaibaitapsgk giải đáp chi tiết. Dựa vào đó các em học sinh có thể phần nào nắm được kiến thức trọng tâm trong bài học, rồi soạn và chuẩn bị bài mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp những phiếu kiểm tra xen kẽ để các em chủ động làm và đánh giá năng lực của bản thân trước mỗi kì thi.

Soạn bài 6: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Sách VNEN lịch sử và địa lí lớp 4 tập 1 trang 89. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động cơ bản

1. Đọc và cùng trao đổi (Sgk)

2. Thảo luận và trả lời các câu hỏi

b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

  • Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng?
  • Vào mùa đông, nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
  • Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
  • Việc trồng rau xứ lạnh đem lại giá trị gì cho đồng bằng Bắc Bộ?
  • Hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ?


Trả lời câu hỏi:

  • Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài từ 3 đến 4 tháng
  • Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có gió mùa Đông Bắc thổi về.
  • Thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp khi nhiệt độ xuống thấp là:
  • Thuận lợi là tạo điều kiện để trồng rau, củ xứ lạnh
  • Khó khăn là nhiệt độ xuống thấp hoạt động sản xuất khó khăn, chỉ trồng được các loại cây xứ lạnh.
  • Việc trồng rau xứ lạnh đã làm cho nguồn thực phẩm của người dân thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao
  • Tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: su hào, bắp cải, cà rốt, súp lơ...

c. Quan sát bảng số liệu sau:

Bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội

Tháng123456789101112
Nhiệt độ $0^{c}$171720242728292827252118

Cho biết:

  • Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20 độ?
  • Đó là những tháng nào?


Quan sát bảng số liệu ta thấy:

  • Hà Nội có 2 tháng nhiệt độ trung bình dưới $20^{c}$
  • Đó là tháng 1 và tháng 2.

3. Tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống và làng nghề

a. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

  • Thế nào là một làng nghề thủ công?
  • Kể tên một làng nghề thủ công nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết?


  • Theo em, làng nghề thủ công là làng nghề thường làm chuyên về một loại hàng thủ công và được ra đời từ đời này sang đời khác.
  • Một số làng nghề nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ là: làng gốm Bát Tràng Hà Nội, làng chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình, làng vải lụa Vạn Phúc Hà Nội, làng gỗ Đồng Kị Bắc Ninh.

4. Quan sát và đọc thông tin trong hình 2

b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

  • Nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
  • Kể tên làng nghề làm đồ gốm mà em biết.
  • Em biết những sản phẩm gốm nào?


  • Công đoạn tạo ra sản phẩm gốm là: Nhào đất và tạo dáng cho gốm -> Phơi gốm -> Vẽ hoa văn -> Tráng men -> Nung gốm -> các sản phẩm gốm
  • Tên làng gốm mà em biết là:
    • làng gốm Bát Tràng, Hà Nội
    • làng gốm Chu Đậu, Hải Dương
    • Làng gốm Thổ Hà, Bắc Ninh
    • Làng gốm Phù Lãng, Hà Nội
  • Những sản phẩm gốm em biết là: bình hoa, bát, đĩa, chum, lu, chậu sành, chậu cảnh,... 

5. Khám phá chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ

  • Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ?
  • Mô tả cảnh chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?


  • Một số hàng hóa bán ở chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ là: trứng, rau, củ, thịt, cá, tôm, cua, đồ gia dụng...
  • Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ rất đông vui và nhộn nhịp, được bày bán nhiều mặt hàng khác nhau. Các gian chợ được dựng lên bằng những mái rơm, hoặc được bày bán ngay dọc đường...

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập

Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai 

A1. Đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh do có một mùa đông lạnh kéo dài 3 đến 4 tháng

A2. Cây trồng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ là cây công nghiệp dài ngày.

A3. Đồng  bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.

A4. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi nhiều lợn, gà, vịt vào loại nhất nước ta

A5. Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ bán nhiều mặt hàng như: vải thổ cẩm, rau, măng, mộc nhĩ...


Những câu đúng trong các câu trên là:

A1. Đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh do có một mùa đông lạnh kéo dài 3 đến 4 tháng

A3. Đồng  bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.

A4. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi nhiều lợn, gà, vịt vào loại nhất nước ta

2. Liên hệ thực tế

a. Kể tên các nghề thủ công truyền thống ở địa phương em?

b. Kể tên sản phẩm thủ công nhà em đang dùng. Có sản phẩm nào được sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ?


Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

a. Tên các nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội là:

  • Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre.
  • Làng Đậu bạc Định Công.
  • Làng Nón Chuông.
  • Làng sơn mài Hạ Thái – Hà Nội.
  • Làng quạt Chàng Sơn.
  • Làng gốm Bát Tràng.
  • Làng sơn mài Hạ Thái 
  • Làng điêu khắc Dư Dụ

b. Tên sản phẩm thủ công nhà em đang dùng là lọ hoa bằng gốm, tượng phù điêu, tranh sơn mài. Và đó đều là những sản phẩm được sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là ở Hà Nội.

3. Chơi trò chơi "ai nhanh, ai đúng"

Quan sát hình 4 và cùng thảo luận về công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo?


C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

a. Chọn một chủ đề mà em quan tâm

b. Với sự giúp đỡcủa người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm (Tranh ảnh, bài viết về chủ đề đó.


Ví dụ mẫu: Giới thiệu làng gốm Bát Tràng Gia Lâm, Hà Nội

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm. Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.

Đến với du lịch Bát Tràng Gia Lâm, bạn không thể không ghé qua làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính. Bạn có cơ hội khám phá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất. Những địa điểm tiêu biểu lưu lại dấu tích thời xa xưa ở đây có thể kể đến như nhà cổ Vạn Vân, đình Làng Bát Tràng. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,… từ trước thế kỷ 15. Đình làng Bát Tràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt.

Đến đây,bạn có thể trở thành một thợ gốm thực sự được tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay. Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng khi chưa biết cách sử dụng, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng. Sau khi bạn hoàn thành “kiệt tác”, sản phẩm sẽ được nung đốt để đem về nhà làm kỉ niệm.

Không chỉ vậy, các bạn cũng có thể đi chợ Gốm. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy những món quà làm kỉ niệm xinh xắn, vừa độc lại vừa rẻ. Các gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng.

2. Liên hệ thực tế

a. Em hãy liệt kê các làng nghề ở địa phương em theo bảng sau

Tên làng nghề (Địa điểm)Sản phẩm
  

b. Theo em, làng nghề có vai trò như thế nào đối với cuộc sống ở địa phương em?

c. Em có thể làm gì để giữ gìn và phát huy làng nghề ở địa phương?


a. Hoàn thành bảng:

Tên làng nghề (Địa điểm)Sản phẩm
  • Làng gốm Bát Tràng
  • Làng vải lụa Vạn Phúc Hà Nội
  • Làng Nón Chuông.
  • Làng sơn mài Hạ Thái – Hà Nội.
  • Làng quạt Chàng Sơn.
  • Làng Lồng Chim Canh Hoạch.
  • Làng tương bần Yên Nhân.
  • Gốm
  • Vải lụa
  • Nón
  • Tranh sơn mài
  • Quạt giấy
  • Lồng chim
  • Tương

b. Vai trò của làng nghề đối với cuộc sống ở địa phương em:

  • Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương
  • Cung cấp các mặt hàng thủ công phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của cha ông từ nhiều đời trước

c. Để giữ gìn và phát huy làng nghề ở địa phương, em có thể quảng bá và giới thiệu làng nghề truyền thống của gia đình, làng xã mình cho bạn bè, người thân và bạn bè khắp nơi...

Và để tăng hứng thú học tập thì các em cũng có thể ôn tập lại kiến thức lớp 4 VNEN với bộ câu hỏi trắc nghiệm. Những câu hỏi ngắn gọn, theo sát trọng tâm bài học sẽ giúp các em nhanh chóng ghi nhớ, tìm thêm niềm vui trong việc học tập.

Theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải lớp 4 VNEN hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc có một kì học thật tốt!