Wave

Giải bài 5: Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)

Mỗi câu hỏi trong 13 bài học môn lớp 4 VNEN đều được Giaibaitapsgk giải đáp chi tiết. Dựa vào đó các em học sinh có thể phần nào nắm được kiến thức trọng tâm trong bài học, rồi soạn và chuẩn bị bài mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp những phiếu kiểm tra xen kẽ để các em chủ động làm và đánh giá năng lực của bản thân trước mỗi kì thi.

Soạn bài 5: Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400) - Sách VNEN lịch sử và địa lí lớp 4 tập 1 trang 44. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần

Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần?


Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh: Nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đến đời sống của dân, nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân cơ cực, nhà Lý phải vào nhà dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.

Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta.

Nhà Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.

Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.

Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng

=> Đầu năm 1226 nhà Trần được thành lập.

2. Tìm hiểu vì sao nhà Trần quan tâm tới sự phát triển nông nghiệp và quân đội

Trao đổi, thống nhất ý kiến về tình hình xây dựng quân đội và phát triển nông nghiệp dưới thời Trần


Tình hình xây dựng quân đội và phát triển nông nghiệp dưới thời Trần:

  • Về quân đội: nhà Trần xây dựng lực lượng quân đội, những người khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
  • Về nông nghiệp: Chăm lo khuyến khích nhân dân sản xuất và tuyển mộ người đi khẩn hoang để mở rộng ruộng đất và lãnh thổ.

3. Tìm hiểu về nhà Trần và việc đắp đê

  • Bức tranh trên tả về cách đắp đê như thế nào?
  • Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê như thế nào?
  • Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê nhằm mục đích gì?


  • Bức tranh trên tả cách đắp đê: người dân đắp đê bằng cách đập đá để kè vào dọc hai bên bờ sông.
  • Nhà Trần đã quan tâm việc đắp đê bằng cách: nhà Trần huy động nhân dân cả nước mở rộng việc đắp đê suốt từ đầu nguồn những con sông lớn cho đến đến cửa biển. Khi có lũ lụt, tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều tham gia bảo vệ đê.
  • Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê nhằm mục đích: bảo vệ nhà cửa, của cải hoa màu và tính mạng của con người vào mùa lũ lụt.

4. Tìm hiểu tinh thần kháng chiến của quân dân nhà Trần

 Những chi tiết nào trong đoạn văn trên nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quan Mông – Nguyên  của quân và dân ta dưới thời nhà Trần?


Chi tiết trong đoạn văn trên nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quân Mông – Nguyên của quân và dân ta dưới thời nhà Trần là:

  • Nên đánh hay nên hòa? điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh”.
  • Trần Hưng Đạo có nói : “Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm…”
  • Các binh sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”.
  • Căm giận quân xâm lược, Trần Quốc Toản tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết.

5. Tìm hiểu cách tổ chức kháng chiến của nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến

Những chi tiết nào nói đến kết quả của từng cuộc kháng chiến?


Chi tiết nói đến kết quả của từng cuộc kháng chiến:

  • Lần thứ nhất, chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi mới vào xâm lược.
  • Lần thứ hai, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát.
  • Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng để cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt chúng.

6. Đọc kĩ đoạn văn sau và ghi vào vở

B. Hoạt động thực hành

1. Hãy điền dấu x vào ô trống trước ý đúng

Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “Nên đánh hay nên hòa?” tiếng hô đồng thanh “Đánh!” là của:

A. Các tướng lĩnh              B. Các binh sĩ             C. Các bô lão


Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “Nên đánh hay nên hòa?” tiếng hô đồng thanh “Đánh!” là của:

Đáp án: C. Các bô lão

2. Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp


3. Cùng nhau hoàn thành bảng:

Ba lần kháng chiến

Kết cục của quân Mông - Nguyên

Lần thứ nhất

 

Lần thứ hai

 

Lần thứ ba

 


Ba lần kháng chiến

Kết cục của quân Mông - Nguyên

Lần thứ nhất

Chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi mới vào xâm lược.

Lần thứ hai

Tướng  giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát.

Lần thứ ba

Quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng để cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt chúng.

4. Hãy kể tên các chính sách của nhà Trần có tác dụng phát triển nông nghiệp


Các chính sách của nhà Trần có tác dụng phát triển nông nghiệp là:

  • Khuyến khích nhân dân sản xuất và tuyển mộ người đi khẩn hoang để mở rộng ruộng đất và lãnh thổ.
  • Huy động nhân dân đắp đê để ngăn ngừa lũ lụt, bảo vệ hoa màu vào mùa lũ.

C. Hoạt động ứng dụng

1. Từ kinh nghiệm đắp đê, phòng chống lũ lụt của nhà Trần, em hãy kể một số biện pháp phòng chống lũ lụt ở địa phương em?


Một số biện pháp phòng chống lũ lụt ở địa phương em là:

  • Đắp đê, kè đá ở dọc ven sông để chống sạt lở đất và ngăn lũ lụt
  • Thu dọn đồ đạc, thức ăn, nước uống lên khu vực cao, đảm bảo an toàn để tránh lũ
  • Giằng chéo nhà cửa chắc chắn tránh nước lũ cuốn trôi….

2. Nhờ sự giúp đỡ của người thân, em đã biết được đền thờ nhà Trần hoặc các vị anh hùng nào dưới thời Trần?


Theo em, đền thờ nhà Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15.

Các vị anh hùng dưới thời Trần là:

  • Trần Cảnh
  • Trần Thủ Độ
  • Trần Thị Dung
  • Trần Quốc Tuấn
  • Trần Quang Khải
  • Trần Nhật Duật
  • Trần Khánh Dư

Và để tăng hứng thú học tập thì các em cũng có thể ôn tập lại kiến thức lớp 4 VNEN với bộ câu hỏi trắc nghiệm. Những câu hỏi ngắn gọn, theo sát trọng tâm bài học sẽ giúp các em nhanh chóng ghi nhớ, tìm thêm niềm vui trong việc học tập.

Theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải lớp 4 VNEN hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc có một kì học thật tốt!