Giải bài 10: Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn
Mỗi câu hỏi trong 13 bài học môn lớp 4 VNEN đều được Giaibaitapsgk giải đáp chi tiết. Dựa vào đó các em học sinh có thể phần nào nắm được kiến thức trọng tâm trong bài học, rồi soạn và chuẩn bị bài mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp những phiếu kiểm tra xen kẽ để các em chủ động làm và đánh giá năng lực của bản thân trước mỗi kì thi.
Giải bài 10: Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn - Sách VNEN lịch sử và địa lí lớp 4 trang 28. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu mục đích của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786
Mục đích tiến công ra Bắc năm 1786 của nghĩa quân Tây Sơn là gì?
Mục đích tiến công ra Bắc năm 1786 của nghĩa quân Tây Sơn là:
Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (năm 1777) và tiêu diệt gọn 5 vạn quân Xiêm (năm 1785), năm 1786 Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
2. Tìm hiểu diễn biến và kết quả cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786
- Kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh?
- Cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786 đạt được kết quả ra sao?
Kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh:
- Năm 1786, đội quân thủy và bộ của Nguyễn Huệ băng băng tiến vào kinh thành Thăng Long, đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh.
- Trịnh Khải ra lệnh cho quân đánh trả nhưng không ai dám tiến.
- Quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào quân Trịnh, quân Trịnh nhanh chóng đại bại.
- Trịnh Khải cởi áo bỏ chạy, nhưng bị dân bắt và nộp cho nghĩa quân Tây Sơn.
Kết quả cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786 là:
- Nguyễn Huệ lật đổ chính quyền họ Trịnh, làm chủ được Thăng Long
- Giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (1786) và bắt đầu việc thống nhất đất nước.
3. Tìm hiểu Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789
Tường thuật cuộc tấn công thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn?
- Năm 1788, quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh
- Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, Quang Trung chỉ huy quân ra Tam Điệp, ăn tết rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.
- Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu (1789), ta tấn công và nhanh chóng chiếm đôn Hà Hồi
- Mờ sáng mồng 5 tết, ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác dữ dội nhưng quân ta vẫn tìm cách xông vào như bão. Cuộc chiến diến ra ác liệt. Quân Thanh chết nhiều vô kể và bỏ chạy về phía Thăng Long, bị ta phục kích và tiêu diệt.
- Tiếp đó, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa khiến tướng giặc phải thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin báo hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc
4. Tìm hiểu một số chính sách của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách ấy
Điền thông tin về các chính sách của Quang Trung vào bảng sau:
Lĩnh vực | Nội dung các chính sách |
Nông nghiệp | |
Giao thương, buôn bán | |
Văn hóa, giáo dục |
Chính sách của Quang Trung vào bảng sau:
Lĩnh vực | Nội dung các chính sách |
Nông nghiệp | Ban "Chiếu khuyến nông" lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá đất hoang Kết quả: Mùa màng bội thu, tốt tươi |
Giao thương, buôn bán | Đúc tiền mới, mở cửa biển, cửa biên giới được tự do buôn bán trong và ngoài nước Kết quả: Giao thương, buôn bán phát triển nhanh |
Văn hóa, giáo dục | Ban hành "Chiếu lập học", lấy chữ Nôm làm chữ quốc gia Kết quả: Phát triển giáo dục, bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc. |
5. Đánh giá công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với sự nghiệp thống nhất, bảo vệ và xây dựng đất nước
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của em, hãy cho biết những đóng góp cua vị anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với dân tộc?
Những đóng góp cua vị anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với dân tộc:
- Lật đổ chính quyền Đàng Trong - Đàng Ngoài, thống nhất giang sơn về một mối.
- Lãnh đạo qghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Thanh, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc
- Ban hành nhiều chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước. Giữ gìn nền văn hóa độc lập dân tộc.
=> Vua Quang Trung đã góp nhiều công lao to lớn để xây dựng và giữ gìn đất nước.
Quan sát hình 2 cho biết tại sao nhân dân ta lại dựng tượng đài, lập đền thờ...Nguyễn Huệ - Quang Trung ở nhiều nơi?
Quang Trung cũng có tên là Nguyễn Huệ(1753-1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ông là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Chính vì vậy, sau khi mất, nhân dân ta lại dựng tượng đài, lập đền thờ...Nguyễn Huệ - Quang Trung ở nhiều nơi để ghi nhớ công lao giữ nước của vị anh hùng dân tộc. Đồng thời, mong muốn các thế hệ đời sau, nhìn lấy tấm gương sàng để trân trọng và phát huy truyền thống của cha ông, tiếp tục giữ gìn bình yên cho đất nước.
B. Hoạt động thực hành
1. Hãy liên hệ kiến thức đã học, giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách kinh tế và văn hóa?
Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa vì:
Sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, loạn lạc đã làm cho kinh tế đất nước bị tàn phá nặng nề. Đời sống nhân dân cực khổ. Văn hóa, giáo dục không phát triển. Chính vì vậy, sau khi tiêu diệt quân Thanh, đất nước lập lại hòa bình, Quang Trung đã ban hành các chính sách nhằm phát triển kinh tế và gây dựng và khôi phục lại nền văn hóa dân tộc.
2. Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp (ghi kết quả vào vở bằng cách ghi số và chữ cái)
Nối ý cột A với ý cột B như sau:
- 1- b
- 2 - c
- 3 - a
C. Hoạt động ứng dụng
1. Em sưu tầm thêm một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung?
Một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung
Quang Trung Hoàng đế (1753–1792) hay Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ, sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào. Đồng thời, khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.
(Nguồn: Wikipedia)
2. Em biết các trường học, đường phố hoặc xã, phường nào....mang tên Nguyễn Huệ, Quang Trung, Đống Đa và các vị tướng của nghĩa quân Tây Sơn?
Tên trường:
- Trường THPT Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Trường THCS Quang Trung, Tân Bình, TPHCM.
- Trường tiểu học Quang Trung, Huế
- Trường THCS Quang Trung, Gò Vấp, TPHCM
- Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội
- Trường THPT Nguyễn Huệ - Phú Yên
Tên đường:
- Đường Quang Trung, Yên Nghĩa, Hà Nội
- Đường Quang Trung, Gò Vấp, TPHCM
- Đường Nguyễn Huệ, Quận 1, TPHCM
- Đường Nguyễn Huệ , TP Huế.....
Và để tăng hứng thú học tập thì các em cũng có thể ôn tập lại kiến thức lớp 4 VNEN với bộ câu hỏi trắc nghiệm. Những câu hỏi ngắn gọn, theo sát trọng tâm bài học sẽ giúp các em nhanh chóng ghi nhớ, tìm thêm niềm vui trong việc học tập.
Theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải lớp 4 VNEN hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc có một kì học thật tốt!