Giải bài 9: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Mỗi câu hỏi trong 13 bài học môn lớp 4 VNEN đều được Giaibaitapsgk giải đáp chi tiết. Dựa vào đó các em học sinh có thể phần nào nắm được kiến thức trọng tâm trong bài học, rồi soạn và chuẩn bị bài mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp những phiếu kiểm tra xen kẽ để các em chủ động làm và đánh giá năng lực của bản thân trước mỗi kì thi.
Giải bài 9: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ - Sách VNEN lịch sử và địa lí lớp 4 trang 52. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế
- Ở nước ta, lúa gạo được trồng nhiều ở khu vực địa hình nào?
- Nơi nào nước ta trồng nhiều lúa gạo nhất? Vì sao?
- Ở nước ta, lúa gạo được trồng nhiều ở khu vực địa hình đồng bằng
- Khu vực trồng nhiều lúa gạo nhất ở nước ta là Đồng bằng Nam Bộ vì đồng bằng Nam Bộ có diện tích đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hằng năm.
2. Quan sát hình, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- Những loại cây ăn quả nào thường được trồng ở đồng bằng Nam Bộ?
- Điều kiện nào đã giúp cho đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
Những loại cây ăn quả thường được trồng ở đồng bằng Nam Bộ là: Măng cụt, dừa, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, xoài, đu đủ, cam...
Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây:
- Đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ
- Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào
- Người dân cần cù lao động
3. Quan sát các hình và thực hiện
a. Quan sát các hình từ 3 đến 7 (Sgk)
b. Hãy ghép từng hình với một trong các cụm từ sau cho phù hợp: Phơi thóc, tuốt lúa, gặt lúa, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu, xay xát gạo và bóc gạo.
c. Sắp xếp các cụm từ trên vào sơ đồ theo trật tự các bước trong quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu
Hãy ghép từng hình ứng với cụm từ:
- Hình 3: Tuốt lúa
- Hình 4: Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu
- Hình 5: Gặt lúa
- Hình 6: Xay xát gạo và bóc gạo
- Hình 7: Phơi lúa
Sắp xếp cụm từ:
4. Đọc sơ đồ và trả lời câu hỏi
- Điều kiện tự nhiên nào đã giúp đồng bằng Nam Bộ có được sản lượng thủy sản cao nhất nước ta?
- Nguồn thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ có vai trò gì?
Điều kiện tự nhiên giúp đồng bằng Nam Bộ có được sản lượng thủy sản cao nhất nước ta là:
- Có vùng biển rộng, nhiều tôm, cá và hải sản khác
- Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Nguồn thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ có vai trò là:
- Tạo nguồn thực phẩm cho người dân trong vùng và cả nước
- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
5. Quan sát các hình và thảo luận
Quan sát các hình từ 9 đến 14 và trả lời câu hỏi:
- Ở đồng bằng Nam Bộ có các ngành công nghiệp nào?
- Kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp trong từng hình?
- Ở địa phương em có ngành công nghiệp nào?
Ở đồng bằng Nam Bộ có các ngành công nghiệp: sản xuất điện, sản xuất lương thực, thực phẩm, phân bón, điện tử, năng lượng
Các sản phẩm của ngành công nghiệp trong từng hình:
- Hình 9: Điện
- Hình 10: Gạo
- Hình 11: Tôm đông lạnh
- Hình 12: Phân đạm
- Hình 13: Tivi
- Hình 14: Điện
Em sống ở Hà Nội, Hà Nội có các ngành công nghiệp: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin
6. Quan sát hình 15, 16, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- Chợ nổi ở Đồng bằng Nam Bộ được họp ở đâu?
- Người dân đến chợ bằng phương tiện gì?
- Những mặt hàng nào được bán ở chợ nổi?
- Chợ nổi có gì khác biệt với cảnh chợ ở địa phương khác?
- Chợ nổi ở Đồng bằng Nam Bộ được họp ở trên sông
- Người dân đến chợ bằng xuồng, ghe
- Những mặt hàng được bán ở chợ nổi là các loại hàng hóa như hoa quả, thực phẩm, đồ dùng...
- Nếu như cảnh chợ ở địa phương khác họp trên mặt đất thì chợ nổi lại họp ở trên sông.
B. Hoạt động thực hành
1. Chơi trò chơi "ai nhanh, ai đúng"
Các nhóm xếp thẻ vào đúng vị trí theo sơ đồ về "Quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu".
2. Hoàn thành các câu dưới đây bằng cách ghép các cụm từ cho trước vào các vị trí từ (1) đến (6) cho phù hợp
(vựa lúa, thủy sản, phát triển, ngành công nghiệp, chợ nổi, độc đáo, ngành nông nghiệp, vựa trái cây, chợ phiên).
Các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ đều rất (1).........
Đây là (2) ............., vựa trái cây của cả nước. Sản lượng (3).......... cũng đứng đầu đất nước.
Đồng bằng Nam Bộ còn là nơi có (4) ....... phát triển nhất nước ta.
Hệ thống sống ngòi, kênh rạch chằng chịt làm cho (5)......... trở thành nét (6)............... của đồng bằng sông Cửu Long.
Các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ đều rất (1) phát triển
Đây là (2) vựa lúa, vựa trái cây của cả nước. Sản lượng (3) thủy sản cũng đứng đầu đất nước.
Đồng bằng Nam Bộ còn là nơi có (4) ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta.
Hệ thống sống ngòi, kênh rạch chằng chịt làm cho (5) chợ nổi trở thành nét (6) độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long.
3. Khoanh vào các cụm từ không phải là nét đặc trưng trong hoạt động kinh tế ở đồng bằng Nam Bộ và viết lí do sự lựa chọn của em vào chỗ chấm (.....)
- Chợ phiên
- Khai thác dầu khí
- Ruộng bậc thang
- Vựa lúa lớn nhất cả nước
- Nhà máy thủy điện
- Nhà máy nhiệt điện
Các cụm từ không phải là nét đặc trưng trong hoạt động kinh tế ở đồng bằng Nam Bộ là:
- Chợ phiên vì nét độc đáo của đồng bằng Nam Bộ là chợ nổi
- Ruộng bậc thang vì ruộng ở đồng bằng Nam Bộ bằng phẳng.
- Nhà máy thủy điện vì đồng bằng Nam Bộ phát triển nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện chạy bằng Tua-bin gió.
Và để tăng hứng thú học tập thì các em cũng có thể ôn tập lại kiến thức lớp 4 VNEN với bộ câu hỏi trắc nghiệm. Những câu hỏi ngắn gọn, theo sát trọng tâm bài học sẽ giúp các em nhanh chóng ghi nhớ, tìm thêm niềm vui trong việc học tập.
Theo dõi website Giaibaitapsgk để cập nhật thêm nhiều tài liệu học tốt, cách giải lớp 4 VNEN hữu ích khác. Đây sẽ là bảo bối hữu dụng giúp các em học sinh chuẩn bị vững vàng cho những kì thi sắp tới. Chúc có một kì học thật tốt!